Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 chân trời sáng tạo học kì I (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lan và Mai không muốn chơi với bạn Thuý ở cùng xóm khiến Thuý rất buồn. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ làm gì?

  • A. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ chơi với Thuý để bạn không còn buồn và không chơi với Lan và Mai nữa.
  • B. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ khuyên các bạn nên rủ cả Thuý chơi cùng vì hàng xóm cần đoàn kết và quan tâm lẫn nhau.
  • C. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ hùa theo hai bạn không chơi với Thuý.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của em.

Câu 2: Em nhìn thấy một người lạ trèo tường vào nhà hàng xóm. Em sẽ làm gì?

  • A. Mặc kệ, không phải chuyện của mình nên không cần quan tâm.
  • B. Đứng xem người lạ trèo tường vào nhà hàng xóm.
  • C. Hô to để người hàng xóm cũng như những người xung quanh biết.
  • D. Một mình đuổi người lạ, không cho trèo tường vào nhà hàng xóm.

Câu 3: Em sẽ làm gì?

 Hôm nay là Chủ nhật. Em hứa với mẹ sẽ trông nhà. 9 giờ sáng, cả nhóm bạn gọi em đi chơi. Vũ bảo: “Chúng mình chơi ngay ở ngõ, về nhà trước khi bố mẹ cậu về là được mà”.  

  • A. Đi chơi với các bạn và trở về nhà trước khi bố mẹ về là đã giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.
  • B. Ở nhà trông nhà và không đi chơi cùng các bạn vì muốn giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.
  • C. Đi chơi với các bạn, mặc kệ lời hứa trông nhà như đã hứa với bố mẹ vì hôm nay là ngày Chủ nhật.
  • D. Ở nhà trông nhà một lúc rồi đi chơi với các bạn dù bố mẹ vẫn chưa về nhà là đã giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.

Câu 4: Em và các bạn hàng xóm đang chơi đùa thì thấy em bé hàng xóm bị ngã. Em sẽ làm gì?

  • A. Chạy lại đỡ em bé hàng xóm, dỗ dành em bé và rủ em lại chơi cùng với nhóm bạn của mình.
  • B. Cười đùa, chỉ trỏ khi thấy em bé hàng xóm bị ngã.
  • C. Không quan tâm đến em bé hàng xóm, tiếp tục chơi với các bạn.
  • D. Cùng đám bạn chạy ra trêu chọc em bé hàng xóm.

Câu 5: Các hành vi biết giữ lời hứa là?

  • A. Sửa chữa đi học muộn bằng cách hẹn đồng hồ báo thức.
  • B. Trốn mẹ đi tắm sông.
  • C. Trốn mẹ đi chơi điện tử.
  • D. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.

Câu 6: Việc làm nào không thể hiện ham học hỏi ?

  • A. Rong chơi, la cà.
  • B. Học và làm bài trước khi tới lớp.
  • C. Hoàn thành bài tập về nhà.
  • D. Tìm tòi nhiều kiến thức mới.

Câu 7: Biểu hiện của sự ham học hỏi là?

  • A. Trời mưa thì nghỉ học.
  • B. Luôn luôn hoàn thành bài tập về nhà. 
  • C. Làm việc riêng trong giờ học.
  • D. Chơi trò chơi điện tử.

Câu 8: Hoa rất thích cuốn sách “Khám phá khoa học” mà bạn được bố tặng nhân dịp sinh nhật. Nhờ cuốn sách này mà Hoa phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật.

Bạn Hoa đã học được điều gì và bằng cách nào?

  • A. Hoa phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
  • B. Hoa được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
  • C. Hoa nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
  • D. Hoa đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.

Câu 9: Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”. Việc làm đó thể hiện?

  • A. Không hòa đồng.
  • B. Không tiết kiệm.
  • C. Không sống chan hòa.
  • D. Không lịch sự với mọi người.

Câu 10: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Hứa để mọi người vui, còn thực hiện hay không là chuyện khác.
  • B. Giữ lời hứa là thể hiện sự tự ti và không tôn trọng người khác.
  • C. Chỉ cần giữ lời hứa với bạn bè, những người từng giúp mình.
  • D. Việc gì mà không thực hiện được thì không nên hứa.

Câu 11: Em đồng tình với hành vi, biểu hiện nào sau đây?

  • A. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè.
  • B. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp.
  • C. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài.
  • D. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh.

Câu 12: Ngày Thương Binh liệt sỹ là?

  • A. 27/7.
  • B. 26/7.
  • C. 27/6.
  • D. 26/7

Câu 13: Khi bạn có chuyện vui em sẽ?

  • A. Chúc mừng, chia vui với bạn.
  • B. Không quan tâm.
  • C. Ghen tỵ với bạn.
  • D. Nói xấu bạn.

Câu 14: Em không tán thành với ý kiến của bạn nào?

Khôi: “Phải học hỏi từ người khác là thiếu tự tin vào bản thân”
Trang: “Ham học hỏi sẽ giúp chúng ta thêm hiểu biết và mau tiến bộ”
Đạt: “Chịu khó quan sát sẽ giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều bổ ích”
Hà: “ Chỉ nên học hỏi ở những người lớn tuổi hơn mình”

  • A. Trang, Hà.
  • B. Trang, Đạt.
  • C. Khôi, Trang.
  • D. Khôi, Hà.

Câu 15: Tuấn rất thích nấu ăn và mong muốn sau này trở thành một đầu bếp tài giỏi. Nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy nên bạn đã nấu được một số món ngon cho cả nhà. Bạn Tuấn đã học được điều gì và bằng cách nào?

  • A. Tuấn phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
  • B. Tuấn được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
  • C. Tuấn nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
  • D. Tuấn đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.

Câu 16:  Vào mỗi dịp nghỉ hè, Hải luôn cảm thấy rất háo hức khi được bố mẹ cho về quê dài ngày. Ở quê, Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ mà khi ở thành phố bạn không được biết đến. Bạn Hải đã học được điều gì và bằng cách nào?

  • A. Hải phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
  • B. Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
  • C. Hải nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
  • D. Hải đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.

Câu 17: An là một học sinh chăm học và có kết quả học tập luôn đứng đầu lớp. Bình bảo An “Cậu học giỏi nhất lớp rồi thì không phải học hỏi ai nữa!”. Nếu em là An, em sẽ nói gì với Bình?

  • A. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ đọc sách để có kết quả học tập tốt.
  • B. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ học tập tốt để không phải học hỏi từ ai nữa.
  • C. Nói với Bình rằng điều gì chưa hiểu, bạn phải mạnh dạn hỏi cô, không nên giấu dốt.
  • D. Nói với Bình rằng chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để học hỏi.

Câu 18: Biểu hiện của sự tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà là?

  • A. Đi chơi về muộn.
  • B. Quét nhà sạch sẽ.
  • C. Không cất gọn đồ khi chơi xong.
  • D. Chơi trò chơi điện tử.

Câu 19:Biểu hiện của sự không tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà là?

  • A. Đổ rác không đúng giờ.
  • B. Đi chơi về đúng giờ.
  • C. Dọn dẹp nhà bếp.
  • D. Giúp ông tưới cây.

Câu 20: Hải rủ Tuấn đi chơi nhưng Tuấn chưa học xong bài. Hải nói: Nếu bạn không đi thì tớ không chơi với bạn nữa. Cách xử lí các tình huống phù hợp là

  • A. Bình tĩnh.
  • B. Tuấn phân tích nguyên nhân không đi chơi.
  • C. Tuấn hẹn đi chơi sịp khác.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Biểu hiện của sự tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở lớp, trường là?

  • A. Đi học muộn.
  • B. Không tham gia làm bài nhóm.
  • C. Chép bài của bạn.
  • D. Hoàn thành bài tập đúng hạn.

Câu 22: Không giữ lời hứa sẽ?

  • A. Được mọi người tôn trọng và tin cậy.
  • B. Bị mọi người xa lánh.
  • C. Bị mọi người mất niềm tin.
  • D. Được mọi người tôn vinh.

Câu 23: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện việc tích cực hoàn thành các nhiệm vụ ở lớp, trường?

  • A. Cùng nhau dọn dẹp vệ sinh, không có ai lười nhác, trốn việc.
  • B. Tích cực tham gia xây dựng bài học.
  • C. Nộp bài tập trễ hạn.
  • D. Cùng nhau chăm sóc vườn cây của trường.

Câu 24:  Lí do vì sao em cần tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở nhà?

  • A. Rèn luyện kĩ năng.
  • B. Uy tín bản thân.
  • C. Được mọi người yêu quý.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 25: Chọn cụm từ thể hiện sự chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ?

  • A. Hoàn thành công việc đúng hạn.
  • B. Xung phong nhận việc làm thêm.
  • C. Làm qua quýt cho xong việc.
  • D. Đảm bảo chất lượng công việc.

Câu 26: Đáp án nào dưới đây chỉ những lợi ích của việc ham học hỏi?

a. Tích luỹ được nhiều kiến thức bổ ích.               b. Làm lãng phí thời gian.

c. Giúp tiến bộ hơn trong học tập và rèn luyện.    d. Làm mình mệt mỏi hơn

e. Trở nên thiếu hiểu biết, vốn kiến thức hạn hẹp.

f. Được bạn bè trong lớp ngưỡng mộ và học tập theo.

  • A. a, c, f.
  • B. a, b, d.
  • C. d, e, f.
  • D. b, c, d.

Câu 27: Em nhìn thấy một người lạ trèo tường vào nhà hàng xóm. Em sẽ làm gì?

  • A. Mặc kệ, không phải chuyện của mình nên không cần quan tâm.
  • B. Đứng xem người lạ trèo tường vào nhà hàng xóm.
  • C. Hô to để người hàng xóm cũng như những người xung quanh biết.
  • D. Một mình đuổi người lạ, không cho trèo tường vào nhà hàng xóm.

Câu 28:  Em sẽ làm gì khi thấy có người ăn trộm biển an toàn giao thông đi bán lấy tiền?

  • A. Mặc kệ.
  • B. Làm theo để kiếm tiền.
  • C. Đe dọa.
  • D. Nói với bố mẹ để bố mẹ báo với công an.

Câu 29:  Lan và Mai không muốn chơi với bạn Thuý ở cùng xóm khiến Thuý rất buồn. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ làm gì?

  • A. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ chơi với Thuý để bạn không còn buồn và không chơi với Lan và Mai nữa.
  • B. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ khuyên các bạn nên rủ cả Thuý chơi cùng vì hàng xóm cần đoàn kết và quan tâm lẫn nhau.
  • C. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ hùa theo hai bạn không chơi với Thuý.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của em.

Câu 30: Em sẽ làm gì? 

Sau lần bị sâu răng, em đã tự hứa sẽ không ăn kẹo vào buổi tối và đánh răng thật đều. Tối nay, bé Thảo mang kẹo mà em thích đến rủ em ăn cùng.

  • A. Ăn kẹo mà em thích cùng Thảo vì bạn rủ em ăn cùng mặc dù em đã tự hứa với bản thân sẽ không ăn kẹo vào buổi tối.
  • B. Chỉ ăn một ít kẹo vì ăn ít kẹo vào buổi tối rồi đánh răng thật đều sẽ không bị sâu răng.
  • C. Mặc kệ Thảo, không chơi với bạn nữa vì bạn rủ em ăn kẹo nhưng em đang bị sâu răng.
  • D. Nói với Thảo rằng em bị sâu răng và khuyên Thảo không nên ăn kẹo vào buổi tối để không bị sâu răng. 

Câu 31: Sáng Chủ nhật, Bin vừa thức giấc thì các bạn hàng xóm đã í ới rủ đi đá bóng. Bin phân vân: “Hay là lát nữa về mình sẽ gấp chăn sau.” Em sẽ khuyên Bin điều gì?

  • A. Đi đá bóng rồi về gấp chăn sau.
  • B. Không phải gấp chăn.
  • C. Gấp chăn gọn gàng rồi đi đá bóng sau.
  • D. Không có lời khuyên gì.

Câu 32:  Em và các bạn hàng xóm đang chơi đùa thì thấy em bé hàng xóm bị ngã. Em sẽ làm gì?

  • A. Chạy lại đỡ em bé hàng xóm, dỗ dành em bé và rủ em lại chơi cùng với nhóm bạn của mình.
  • B. Cười đùa, chỉ trỏ khi thấy em bé hàng xóm bị ngã.
  • C. Không quan tâm đến em bé hàng xóm, tiếp tục chơi với các bạn.
  • D. Cùng đám bạn chạy ra trêu chọc em bé hàng xóm.

Câu 33: Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang quang. Trong tình huống đó em sẽ khuyên bạn như thế nào?

  • A. Khuyên bạn xin lỗi bạn gái đó và hỏi xem bạn có bị làm sao không. 
  • B. Mặc kệ bạn.
  • C .Trêu đùa bạn cho bạn khóc.
  • D. Bỏ đi chơi chỗ khác.

Câu 34: Khi đi máy bay cần

  • A. Phải thắt dây an toàn.
  • B. Nghe theo chỉ dẫn của các hướng dẫn viên.
  • C. Không sử dụng điện thoại khi máy bay cất cánh và hạ cánh.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 35: Câu ca dao nào thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?

  • A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • C. Láng giềng hàng xóm thân quen/ Nhớ câu tắt lửa tối đèn có nhau.
  • D. Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Câu 36: Câu đúng là

  • A. Đi bộ trên vỉa hè bên trái.
  • B. Đi bộ sát giữa lề đường khi không có vỉa hè.
  • C. Sang đường khi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh và đi vào phần đường dành cho người đi bộ.
  • D. Sang đường bằng cầu vượt dành cho xe.

Câu 37: Chị hàng xóm rủ Na đi xuồng đến chợ nổi. Na nhắc chị đưa áo phao để mặc nhưng chị bảo: “Không cần đâu em, chợ gần nhà mà”? Nếu em là Na, em sẽ làm gì?

  • A. Nói với chị rằng em không biết bơi và không mặc áo phao sẽ rất nguy hiểm.
  • B. Không đi cùng chị nữa dù chị đưa cho áo phao để mặc.
  • C. Đi cùng chị và không mặc áo phao vì chợ gần nhà.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 38: Người đủ 16 tuổi được điều khiển các loại xe nào dưới đây?

  • A. Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm³ trở lên.
  • B. Xe gắn máy có dung tích lanh từ 50cm³ trở xuống.
  • C. Xe ô tô tải dưới 3,5 tấn, xe chở người đến 9 chỗ ngồi
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 39:  Bác hàng xóm nhờ em trông em bé, trong khi các bạn đang rủ em sang nhà xem phim. Em sẽ làm gì?

  • A. Từ chối trông em giúp bác hàng xóm vì em còn đi xem phim với các bạn.
  • B. Nhận lời trông em giúp bác, sau khi bác đi về thì sang xem phim với bạn sau.
  • C. Nhận lời trông em giúp bác nhưng bỏ mặc em bé, đi xem phim với các bạn.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của em.

Câu 40:  Giữ lời hứa là?

  • A. Là hứa suông hứa liều.
  • B. Là không có trách nhiệm với điều đã nói và đã hứa.
  • C. Là có trách nhiệm trước lời nói của mình, biết lấy chữ tín làm đầu.
  • D. Là tin tưởng người khác tuyệt đối. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác