Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 chân trời sáng tạo học kì I (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Theo em, để đảm bảo an toàn khi đi bộ em cần chú ý điều gì?

  • A. Cùng các bạn đi dàn hàng ngang trên đường để người lái xe dễ quan sát thấy.
  • B. Đi bộ trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường phía bên phải và luôn chú ý quan sát các phương tiện giao thông
  • C. Đi bộ dưới lòng đường hoặc sát mép đường phía bên phải và luôn chú ý quan sát các phương tiện giao thông

Câu 2: Giữ lời hứa sẽ giúp chúng ta?

  • A. Được mọi người tôn trọng và tin cậy.
  • B. Bị mọi người xa lánh.
  • C. Bị mọi người căm ghét.
  • D. Được mọi người tôn vinh.

Câu 3: Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ….?

  • A. lợi ích của mình.
  • B. lợi ích của xã hội.
  • C. lợi ích công cộng.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4: Khi đi bộ qua đường tại nơi đường giao nhau không có tín hiệu đèn, em cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?

  • A. Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường => Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có chiếc xe nào đang đến gần => Chạy thật nhanh qua đường.
  • B. Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường => Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có xe nào đang đến gần => Đi qua đường, phải tập trung quan sát an toàn và giơ cao tay để người điều khiển phương tiện khác nhận biết.
  • C. Cả hai phương án trên đều đúng.

Câu 5: Bầu ơi ….lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Từ còn thiếu trong dấu “…” là ?

  • A. Thương.
  • B. Nhớ.
  • C. Giận.
  • D. Hờn.

Câu 6: Khi em thực hiện được lời hứa của mình thì em sẽ cảm thấy như thế nào?

  • A. Hối hận, day dứt.
  • B. Cởi mở, vui vẻ.
  • C. Không quan tâm.
  • D. Bình thường.

Câu 7: Biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ hàng xóm là?

  • A. Không quan tâm đến hàng xóm.
  • B. Nói xấu hàng xóm.
  • C. Chê bai hàng xóm.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Theo em, chơi đùa trên vỉa hè có an toàn không?

  • A. An toàn, vì trên vỉa hè không có phương tiện giao thông qua lại.
  • B. Chỉ những nơi có vỉa hè rộng mới an toàn.
  • C. Không an toàn, vì em có thể va vào người đi bộ, cây cối hoặc mải chơi chạy xuống lòng đường rất dễ xảy ra tai nạn.

Câu 9: Em nên lựa chọn mũ bảo hiểm như thế nào để có thể bảo vệ phần đầu của mình?

  • A. Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và vừa với cỡ đầu của mình.
  • B. Mũ bảo hiểm người lớn và đảm bảo chất lượng.
  • C. Mũ bảo hiểm nào cũng được, miễn là vừa với cỡ đầu của mình.

Câu 10: Hành động nào sau đây lời hứa không nên làm?

  • A. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.
  • B. Trốn mẹ đi tắm sông.
  • C. Trốn mẹ đi chơi điện tử.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 11: Vào mỗi dịp nghỉ hè, Hải luôn cảm thấy rất háo hức khi được bố mẹ cho về quê dài ngày. Ở quê, Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ mà khi ở thành phố bạn không được biết đến.

Bạn Hải đã học được điều gì và bằng cách nào?

  • A. Hải phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
  • B. Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
  • C. Hải nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
  • D. Hải đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.

Câu 12: "Người tham gia giao thông đường bộ" gồm những thành phần nào?

  • A. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ
  • B. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật
  • C. Người đi bộ trên đường bộ
  • D. Cả ba thành phần nêu trên

Câu 13: Em có thể làm gì để giúp đỡ hàng xóm láng giềng?

  • A. Cất quần áo giúp bác hàng xóm khi trời mưa.
  • B. Nhận lời trông em giúp bác hàng xóm khi bác bận.
  • C. Giúp bác chăm sóc cây cảnh khi bác vắng nhà lâu ngày.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 14: P hứa với bố học kỳ 2 sẽ học hành chăm chỉ và kết quả học kỳ 2 P dược cô giáo khen vì có thành tích học tập xuất sắc. Việc làm đó thể hiện?

  • A. P là người không biết giữ lời hứa.
  • B. P là người biết giữ lời hứa.
  • C. P là người có ý thức.
  • D. P là người thiếu ý thức.

Câu 15: Việc tham gia vào hoạt động của lớp, trường sẽ giúp em?

  • A. Có thêm niềm vui.
  • B. Có thêm nỗi buồn.
  • C. Có nhiều bận rộn.
  • D. Mất thời gian.

Câu 16: Khi đi xe máy trên đường, số người ngồi trên xe thế nào là không đúng quy định?

  • A. Chở 1 người ngồi sau.
  • B. Chở 1 người lớn và 2 trẻ em dưới 11 tuổi ngồi sau.
  • C. Chở 2 người lớn ngồi sau.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 17: L hứa với Q bạn học cùng lớp sẽ đi ăn trộm vải nhà bác hàng xóm. Trong tình huống này L hứa với Q nhưng việc làm này có nên làm không?

  • A. Có vì đã hứa là phải làm.
  • B. Không vì sợ bố mẹ biết.
  • C. Không vì mình không thích.
  • D. Không vì ăn trộm là việc làm xấu.

Câu 18: Đáp án nào dưới đây chỉ những lợi ích của việc ham học hỏi?

a. Tích luỹ được nhiều kiến thức bổ ích.               b. Làm lãng phí thời gian.

c. Giúp tiến bộ hơn trong học tập và rèn luyện.    d. Làm mình mệt mỏi hơn

e. Trở nên thiếu hiểu biết, vốn kiến thức hạn hẹp.

f. Được bạn bè trong lớp ngưỡng mộ và học tập theo.

  • A. a, c, f.
  • B. a, b, d.
  • C. d, e, f.
  • D. b, c, d.

Câu 19: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

  • A. Đi bên phải theo chiều đi của mình;
  • B. Đi đúng phần đường quy định
  • C. Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 20: Người điều khiển xe môtô trên 50 phân khối bắt buộc phải có giấy tờ gì ?

  • A. Giấy phép lái xe
  • B. Chứng nhận đăng kí xe
  • C. Bảo hiểm dân sự
  • D.. Tất cả những giấy tờ trên

Câu 21: Câu ca dao nào thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?

  • A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • C. Láng giềng hàng xóm thân quen/ Nhớ câu tắt lửa tối đèn có nhau.
  • D. Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Câu 22: Lan và Mai không muốn chơi với bạn Thuý ở cùng xóm khiến Thuý rất buồn. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ làm gì?

  • A. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ chơi với Thuý để bạn không còn buồn và không chơi với Lan và Mai nữa.
  • B. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ khuyên các bạn nên rủ cả Thuý chơi cùng vì hàng xóm cần đoàn kết và quan tâm lẫn nhau.
  • C. Nếu em là bạn của Lan và Mai, em sẽ hùa theo hai bạn không chơi với Thuý.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của em.

Câu 23: Người tham gia giao thông đường bộ bằng xe mô-tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi nào?

  • A. Khi đi trên các tuyến đường giao thông trong thành phố, thị xã, thị trấn, khu vực đông dân cư
  • B. Khi đi trên các tuyến đường quốc lộ
  • C. Khi tham gia giao thông

Câu 24: Khi ở một khu vực đồng thời có đặt biển báo hiệu cố định và biển báo tạm thời mà ý nghĩa hiệu lực khác nhau, thì người lái xe phải chấp hành hiệu lệnh của biển nào?

  • A. Biển báo hiệu tạm thời.
  • B. Biển báo hiệu cố định.
  • C. Không chấp hành biển nào.

Câu 25: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Hứa để mọi người vui, còn thực hiện hay không là chuyện khác.
  • B. Giữ lời hứa là thể hiện sự tự ti và không tôn trọng người khác.
  • C. Chỉ cần giữ lời hứa với bạn bè, những người từng giúp mình.
  • D. Việc gì mà không thực hiện được thì không nên hứa.

Câu 26: Bác hàng xóm nhờ em trông em bé, trong khi các bạn đang rủ em sang nhà xem phim. Em sẽ làm gì?

  • A. Từ chối trông em giúp bác hàng xóm vì em còn đi xem phim với các bạn.
  • B. Nhận lời trông em giúp bác, sau khi bác đi về thì sang xem phim với bạn sau.
  • C. Nhận lời trông em giúp bác nhưng bỏ mặc em bé, đi xem phim với các bạn.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của em.

Câu 27: Em và các bạn hàng xóm đang chơi đùa thì thấy em bé hàng xóm bị ngã. Em sẽ làm gì?

  • A. Chạy lại đỡ em bé hàng xóm, dỗ dành em bé và rủ em lại chơi cùng với nhóm bạn của mình.
  • B. Cười đùa, chỉ trỏ khi thấy em bé hàng xóm bị ngã.
  • C. Không quan tâm đến em bé hàng xóm, tiếp tục chơi với các bạn.
  • D. Cùng đám bạn chạy ra trêu chọc em bé hàng xóm.

Câu 28: Biểu hiện của sự ham học hỏi là?

  • A. Trời mưa thì nghỉ học.
  • B. Đọc sách để tìm hiểu kiến thức mới.
  • C. Làm việc riêng trong giờ học.
  • D. Chơi trò chơi điện tử.

Câu 29: Em được người lớn chở bằng xe máy đi trên đường, em phải ngồi thế nào cho an toàn ?

  • A. Đội mũ bảo hiểm và ngồi trước người lớn.
  • B. Đội mũ bảo hiểm, ngồi sau người lớn và bám chắc vào người lớn.
  • C. Đội mũ bảo hiểm và ngồi sau người lớn.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 30: Khi bạn bị điểm kém em sẽ?

  • A. Động viên, an ủi bạn.
  • B. Phân biệt đối xử.
  • C. Đến trêu chọc bạn.
  • D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 31:  Xe sau có thể vượt lên bên phải xe khác đang chạy phía trước trong trường hợp nào?

  • A. Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
  • B. Khi xe điện đang chạy giữa đường.
  • C. Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
  • D. Tất cả những trường hợp trên.

Câu 32: Tìm phát biểu đúng trong những phát biểu dưới đây?

  • A. Xe moto, xe gắn máy chỉ được chở thêm tối đa 1 người trong tất cả trường hợp.
  • B. Đến ngã tư, khi gặp đèn đỏ mọi phương tiện giao thông phải dừng lại, không có ngoại lệ.
  • C. Mọi hành vi điều khiển phương tiện đi ngược chiều được coi là vi phạm luật giao thông.
  • D. Quy tắc giao thông là thống nhất nhưng luật vẫn quy định một số trường hợp ngoại lệ và một số xe được quyền ưu tiên.

Câu 33: Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?

  • A. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  • B. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
  • C. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.
  • D. Hiệu lệnh của người tham gia giao thông.

Câu 34: An là một học sinh chăm học và có kết quả học tập luôn đứng đầu lớp. Bình bảo An “Cậu học giỏi nhất lớp rồi thì không phải học hỏi ai nữa!”. Nếu em là An, em sẽ nói gì với Bình?

  • A. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ đọc sách để có kết quả học tập tốt.
  • B. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ học tập tốt để không phải học hỏi từ ai nữa.
  • C. Nói với Bình rằng điều gì chưa hiểu, bạn phải mạnh dạn hỏi cô, không nên giấu dốt.
  • D. Nói với Bình rằng chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để học hỏi.

Câu 35:  Người đi bộ khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi nào sau đây?

  • A. Vượt qua dải phân cách, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
  • B. Mang vác vật cồng kềnh phải đảm bảo an toàn.
  • C. Gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 36: Nêu những quy tắc an toàn giao thông em đã thực hiện khi đi bộ

  • A. Đi trên vỉa hè, nếu không có vỉa hè thì đi sát bên phải đường.
  • B. Không làm việc riêng mất tập trung khi đang đi trên đường.
  • C. Không chạy nhảy cười đùa quá đà khi đi bộ trên đường. 
  • D. Cả A, B, C đêu đúng.

Câu 37: Em sẽ làm gì khi thấy cô lao công đến nhà lấy rác đi ?

  • A. Em sẽ giúp cô chở rác lên xe.
  • B. Em sẽ mặc kệ cô.
  • C. Em sẽ trêu ngươi cô.
  • D. Em sẽ coi thường cô.

Câu 38: Chị hàng xóm rủ Na đi xuồng đến chợ nổi. Na nhắc chị đưa áo phao để mặc nhưng chị bảo: “không cần đâu em, chợ gần nhà mà!’’. Nếu là Na, em sẽ làm gì?

  • A. khuyên chị hàng xóm là: dù gần nhà hay không gần nhà nhưng nếu đã đi xuồng thì chúng ta vẫn phải vẫn phải mặc áo phao để nếu bị rơi xuống nước thì chúng ta cũng không bị chết đuối, bảo vệ mạng sống của bản thân mình.
  • B. làm giống lời chị hàng xóm nói.
  • C. bảo mọi người không cần mặc.
  • D. chị hàng xóm nói đúng.

Câu 39: Bạn H lấy tiền mừng tuổi của mình để ủng hộ các bạn nhỏ vùng sâu, vùng xa. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

  • A. Học tập tốt, lao động tốt.
  • B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
  • C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
  • D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 40: Những hành động nào dưới đây nên làm với những người hàng xóm?

a. Trêu chọc thú nuôi nhà hàng xóm.         b. Chào hỏi khi gặp bác hàng xóm.

c. Quét rác sang nhà hàng xóm.                d. Hái trộm quả của nhà hàng xóm.

e. Cùng bạn hàng xóm đọc sách.               f. Rủ bạn hàng xóm cùng chơi.

g. Nói trống không với bác hàng xóm.        h. Nhận thư hộ khi cô hàng xóm đi vắng.

  • A. b, f, g, h.
  • B. a, b, e, f.
  • C. b, e, f, h.
  • D. b, c, d, g.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác