Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 chân trời sáng tạo học kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Theo em, khi ngồi trên xe máy, em ngồi phía trước người lái xe thì có an toàn không?

  • A. Có an toàn
  • B. Không an toàn
  • C. Có an toàn nếu xe có chỗ để chân rộng.

Câu 2: Người điều khiển xe đạp máy, xe máy điện có bắt buộc đội mũ bảo hiểm không ?

  • A. Không phải đội mũ bảo hiểm
  • B. Phải đội mũ bảo hiểm
  • C. Phải Đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách

Câu 3: Người tham gia giao thông đường bộ bằng xe mô-tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi nào?

  • A. Khi đi trên các tuyến đường giao thông trong thành phố, thị xã, thị trấn, khu vực đông dân cư
  • B. Khi đi trên các tuyến đường quốc lộ
  • C. Khi tham gia giao thông

Câu 4: Chị hàng xóm rủ Na đi xuồng đến chợ nổi. Na nhắc chị đưa áo phao để mặc nhưng chị bảo: “Không cần đâu em, chợ gần nhà mà”? Nếu em là Na, em sẽ làm gì?

  • A. Nói với chị rằng em không biết bơi và không mặc áo phao sẽ rất nguy hiểm.
  • B. Không đi cùng chị nữa dù chị đưa cho áo phao để mặc.
  • C. Đi cùng chị và không mặc áo phao vì chợ gần nhà.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 5: An là một học sinh chăm học và có kết quả học tập luôn đứng đầu lớp. Bình bảo An “Cậu học giỏi nhất lớp rồi thì không phải học hỏi ai nữa!”. Nếu em là An, em sẽ nói gì với Bình?

  • A. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ đọc sách để có kết quả học tập tốt.
  • B. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ học tập tốt để không phải học hỏi từ ai nữa.
  • C. Nói với Bình rằng điều gì chưa hiểu, bạn phải mạnh dạn hỏi cô, không nên giấu dốt.
  • D. Nói với Bình rằng chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để học hỏi.

Câu 6: Tìm phát biểu đúng trong những phát biểu dưới đây?

  • A. Xe moto, xe gắn máy chỉ được chở thêm tối đa 1 người trong tất cả trường hợp.
  • B. Đến ngã tư, khi gặp đèn đỏ mọi phương tiện giao thông phải dừng lại, không có ngoại lệ.
  • C. Mọi hành vi điều khiển phương tiện đi ngược chiều được coi là vi phạm luật giao thông.
  • D. Quy tắc giao thông là thống nhất nhưng luật vẫn quy định một số trường hợp ngoại lệ và một số xe được quyền ưu tiên.

Câu 7: Em không tán thành với ý kiến của bạn nào?

Khôi: “Phải học hỏi từ người khác là thiếu tự tin vào bản thân”
Trang: “Ham học hỏi sẽ giúp chúng ta thêm hiểu biết và mau tiến bộ”
Đạt: “Chịu khó quan sát sẽ giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều bổ ích”
Hà: “ Chỉ nên học hỏi ở những người lớn tuổi hơn mình”

  • A. Trang, Hà.
  • B. Trang, Đạt.
  • C. Khôi, Trang.
  • D. Khôi, Hà.

Câu 8: Đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ có mấy màu?

  • A. 1 màu
  • B. 2 màu
  • C. 3 màu

Câu 9:Cuối tuần, Huy dự định sang nhà Tân chơi nhưng mẹ giao cho Huy sắp xếp, lau dọn phòng học, phòng ngủ. Nếu là Huy, em sẽ làm gì?

  • A. Chỉ lau dọn phòng học.
  • B. Chỉ lau dọn phòng ngủ.
  • C. Sang nhà Huy chơi.
  • D. Sắp xếp, lau dọn cả phòng ngủ và phòng học.

Câu 10: Các em có thể đứng lên phía sau người điều khiển xe máy, xe đạp khi nào?

  • A. Khi xe đi chậm
  • B. Khi đường vắng người
  • C. Không được đứng lên phía sau người lái xe vì sẽ ảnh hưởng đến thao tác điều khiển xe và dễ bị ngã xuống đường khi phanh gấp

Câu 11: Để hoàn thành các nhiệm vụ ở nhà có chất lượng, đúng kế hoạch, chúng ta cần làm gì?

  • A. Làm những nhiệm vụ mà mình thích.
  • B. Làm một phần nhiệm vụ, còn lại để hôm sau.
  • C. Làm qua quýt các nhiệm vụ cho xong.
  • D. Làm các nhiệm vụ theo danh sách, thứ tự, tập trung làm từng nhiệm vụ.

Câu 12: Em đồng tình với hành vi, biểu hiện nào sau đây?

  • A. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè.
  • B. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp.
  • C. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài.
  • D. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh.

Câu 13: Hiền được phân công sưu tầm thông tin về những anh hùng trẻ tuổi trong lịch sử Việt Nam. Tuần sau phải nộp bài mà Hiền vẫn chưa chuẩn bị được gì. Nếu là Hiền, em sẽ là gì để hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, chất lượng?

  • A. Tìm tài liệu chứa thông tin liên quan.
  • B. Chọn lọc những ý chính cơ bản.
  • C. Sắp xếp lại các thông tin.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 14: Trong giờ học Giáo dục thể chất, cả lớp đang tập luyện tích cực thì Tin thấy Cốm vừa tập vừa nói chuyện với bạn bên cạnh. Nếu là Tin, em sẽ làm gì?

  • A. Mách thầy giáo để hai bạn bị phạt.
  • B. Khuyên cốm không nên nói chuyện.
  • C. Mặc kệ các bạn, không nói gì.
  • D. Tham gia nói chuyện cùng các bạn.

Câu 15: Em đồng tình với ý kiến của các bạn nào dưới đây?

Trang: Người có trách nhiệm trong công việc luôn tích cực hoàn thành nhiệm vụ.

Khôi: Chỉ tích cực hoàn thành những nhiệm vụ mà mình thích.

Ngọc: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ được mọi người quý trọng.

Huệ: Chỉ nên tích cực trong học tập, còn những nhiệm vụ khác không cần thiết.

Hải: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở trường, lớp, ở nhà giúp em phát triển bản thân.

  • A. Trang, Khôi, Ngọc.
  • B. Ngọc, Huệ, Hải.
  • C. Trang, Ngọc, Hải.
  • D. Ngọc, Khôi, Huệ.

Câu 16: Hoa rất thích cuốn sách “Khám phá khoa học” mà bạn được bố tặng nhân dịp sinh nhật. Nhờ cuốn sách này mà Hoa phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật.

Bạn Hoa đã học được điều gì và bằng cách nào?

  • A. Hoa phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
  • B. Hoa được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
  • C. Hoa nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
  • D. Hoa đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.

Câu 17: Hôm nay, tổ của Hùng có nhiệm vụ làm vệ sinh lớp học. Hùng được phân công lau bảng và sắp xếp lại các vật dụng trên bàn giáo viên. Vì không nhớ lịch làm vệ sinh của tổ nên khi Hùng tới lớp thì các bạn đã hoàn thành xong nhiệm vụ.

  • A. Chỉ lau dọn phòng học.
  • B. Chỉ lau dọn phòng ngủ.
  • C. Sang nhà Huy chơi.
  • D. Sắp xếp, lau dọn cả phòng ngủ và phòng học.

Câu 18: Hiền được phân công sưu tầm thông tin về những anh hùng trẻ tuổi trong lịch sử Việt Nam. Tuần sau phải nộp bài mà Hiền vẫn chưa chuẩn bị được gì. Nếu là Hiền, em sẽ là gì để hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, chất lượng?

  • A. Tìm tài liệu chứa thông tin liên quan.
  • B. Chọn lọc những ý chính cơ bản.
  • C. Sắp xếp lại các thông tin.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 19: Những cụm từ nào dưới đây thể hiện sự tích cực hoàn thành nhiệm vụ?

a. Tự giác           b. Xung phong            c. Dựa dẫm               d. Ngại khó

e. Chủ động        f. Ngại khổ                 g. Nhiệt tình             h. Trốn tránh.

  • A. a, b, c, d
  • B. a, b, e, g
  • C. e, f, g, h
  • D. c, d, f, h

Câu 20: Hôm nay là Chủ nhật. Em hứa với mẹ sẽ trông nhà. 9 giờ sáng, cả nhóm bạn gọi em đi chơi. Vũ bảo: “Chúng mình chơi ngay ở ngõ, về nhà trước khi bố mẹ cậu về là được mà”. Em sẽ làm gì?

  • A. Đi chơi với các bạn và trở về nhà trước khi bố mẹ về là đã giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.
  • B. Ở nhà trông nhà và không đi chơi cùng các bạn vì muốn giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.
  • C. Đi chơi với các bạn, mặc kệ lời hứa trông nhà như đã hứa với bố mẹ vì hôm nay là ngày Chủ nhật.
  • D. Ở nhà trông nhà một lúc rồi đi chơi với các bạn dù bố mẹ vẫn chưa về nhà là đã giữ đúng lời hứa đã hứa với bố mẹ.

Câu 21: Lợi ích của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ là?

  • A. Tiến bộ trong học tập và rèn luyện.
  • B. Sáng tạo hơn.
  • C. Tự tin hơn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 22: Sau lần bị sâu răng, em đã tự hứa sẽ không ăn kẹo vào buổi tối và đánh răng thật đều. Tối nay, bé Thảo mang kẹo mà em thích đến rủ em ăn cùng. Em sẽ làm gì?

  • A. Ăn kẹo mà em thích cùng Thảo vì bạn rủ em ăn cùng mặc dù em đã tự hứa với bản thân sẽ không ăn kẹo vào buổi tối.
  • B. Chỉ ăn một ít kẹo vì ăn ít kẹo vào buổi tối rồi đánh răng thật đều sẽ không bị sâu răng.
  • C. Mặc kệ Thảo, không chơi với bạn nữa vì bạn rủ em ăn kẹo nhưng em đang bị sâu răng.
  • D. Nói với Thảo rằng em bị sâu răng và khuyên Thảo không nên ăn kẹo vào buổi tối để không bị sâu răng. 

Câu 23: Đáp án nào dưới đây chỉ những lợi ích của việc ham học hỏi?

a. Tích luỹ được nhiều kiến thức bổ ích.               b. Làm lãng phí thời gian.

c. Giúp tiến bộ hơn trong học tập và rèn luyện.    d. Làm mình mệt mỏi hơn

e. Trở nên thiếu hiểu biết, vốn kiến thức hạn hẹp.

f. Được bạn bè trong lớp ngưỡng mộ và học tập theo.

  • A. a, c, f.
  • B. a, b, d.
  • C. d, e, f.
  • D. b, c, d.

Câu 24: Câu “Đèn nhà ai, nhà nấy rạng” nói về?

  • A. Sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
  • B. Không sống hoà đồng với mọi người.
  • C. Không quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
  • D. Sự sẻ chia với niềm vui, nỗi buồn của hàng xóm.

Câu 25: “Hay gì lừa đảo kiếm lời

Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang”. Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Giữ lời hứa.
  • B. Giữ lòng tin.
  • C. Giữ chữ tín.
  • D. Giữ lời nói.

Câu 26: Cuối tuần, Huy dự định sang nhà Tân chơi nhưng mẹ giao cho Huy sắp xếp, lau dọn phòng học, phòng ngủ. Nếu là Huy, em sẽ làm gì?

  • A. Chỉ lau dọn phòng học.
  • B. Chỉ lau dọn phòng ngủ.
  • C. Sang nhà Huy chơi.
  • D. Sắp xếp, lau dọn cả phòng ngủ và phòng học.

Câu 27: Bạn An rủ em bấm chuông trêu chọc nhà hàng xóm. Em sẽ làm gì?

  • A. Khuyên bạn An không nên làm vậy vì sẽ gây phiền cho hàng xóm.
  • B. Hùa theo bạn bấm chuông trêu chọc nhà hàng xóm.
  • C. Rủ thêm bạn bè cùng bấm chuông trêu chọc nhà hàng xóm.
  • D. Mặc kệ An, không nói gì.

Câu 28: Mẹ bận nấu cơm nên giao cho Cốm trông em, đúng lúc đó ti vi lại có phim hoạt hình mà Cốm yêu thích. Nếu em là Cốm em sẽ làm gì?

  • A. Không trông em, xem bộ phim hoạt hình.
  • B. Vừa trông em vừa xem bộ phim hoạt hình.
  • C. Tập trung trông em rồi xin mẹ xem lại phim hoạt hình.
  • D. Không làm gì cả. 

Câu 29: Giữ chữ tín là?

  • A. Biết giữ lời hứa.
  • B. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.
  • C. Không tôn trọng lời nói của nhau
  • D. Không tin tưởng nhau.

Câu 30: Em nhìn thấy một người lạ trèo tường vào nhà hàng xóm. Em sẽ làm gì?

  • A. Mặc kệ, không phải chuyện của mình nên không cần quan tâm.
  • B. Đứng xem người lạ trèo tường vào nhà hàng xóm.
  • C. Hô to để người hàng xóm cũng như những người xung quanh biết.
  • D. Một mình đuổi người lạ, không cho trèo tường vào nhà hàng xóm.

Câu 31: Cô giáo giao nhiệm vụ cho cả lớp hoàn thiện sản phẩm môn Công nghệ thật cẩn thận. Đến hạn nộp bài, bạn Tin đã hoàn thiện sản phẩm và còn trang trí thêm cho đẹp; bạn Bin thì chỉ hoàn thiện cho có sản phẩm, không quá cẩn thận. Theo em, bạn nào hoàn thành nhiệm vụ có chất lượng?

  • A. Tin
  • B. Bin
  • C. Cả Tin và Bin
  • D. Không bạn nào.  

Câu 32: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

  • A. Giúp ta sống tự cao, tự đại khi biết được điểm mạnh của mình.
  • B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • D. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.

Câu 33: Em sẽ làm gì khi có cụ già nhờ em dắt qua đường?

  • A. Mặc kệ, tỏ ra không quan tâm
  • B.  Dắt cụ già qua đường
    C.  Nhờ người khác dắt hộ
    D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 34: Em và các bạn hàng xóm đang chơi đùa thì thấy em bé hàng xóm bị ngã. Em sẽ làm gì?

  • A. Chạy lại đỡ em bé hàng xóm, dỗ dành em bé và rủ em lại chơi cùng với nhóm bạn của mình.
  • B. Cười đùa, chỉ trỏ khi thấy em bé hàng xóm bị ngã.
  • C. Không quan tâm đến em bé hàng xóm, tiếp tục chơi với các bạn.
  • D. Cùng đám bạn chạy ra trêu chọc em bé hàng xóm.

Câu 35: Bác hàng xóm nhờ em trông em bé, trong khi các bạn đang rủ em sang nhà xem phim. Em sẽ làm gì?

  • A. Từ chối trông em giúp bác hàng xóm vì em còn đi xem phim với các bạn.
  • B. Nhận lời trông em giúp bác, sau khi bác đi về thì sang xem phim với bạn sau.
  • C. Nhận lời trông em giúp bác nhưng bỏ mặc em bé, đi xem phim với các bạn.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của em.

Câu 36: Vì sao cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

  • A. Biết điểm mạnh, điểm yếu làm bản thân tự ti với mọi người. 
  • B. Biết điểm mạnh, điểm yếu làm bản thân  không ngừng phát triển.
  • C. Biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để không ngừng phát triển, tập trung phát huy điểm mạnh, nỗ lực cải thiện điểm yếu và hoàn thiện bản thân.

Câu 37: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây ? 

  • A. Em có nhiều điểm mạnh rồi, không cần cố gắng nữa. 
  • B. Nếu em nói cho người khác biết điểm yếu của mình, họ sẽ góp ý để em sửa chữa. 
  • C. Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp em hoàn thiện bản thân. 

Câu 38: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể

  • A. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
  • B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
  • C. nhìn  nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh.
  • D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.

Câu 39: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

  • A. có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • B. xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. có những việc làm và cách ứng xử phù hợp với mọi người.
  •  D. cả A, B, C đều đúng.

Câu 40: "Người tham gia giao thông đường bộ" gồm những thành phần nào?

  • A. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ
  • B. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật
  • C. Người đi bộ trên đường bộ
  • D. Cả ba thành phần nêu trên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác