Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sấy lạnh là:

  • A. Là phương pháp sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.
  • B. Là phương pháp chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 40C – 100C nhằm làm bất hoại các loại vi khuẩn, vi rút, nấm trong sản phẩm trồng trọt.
  • C. Là công nghệ chiên các loại sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Đâu là ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt?

  • A. Công nghệ sấy lạnh
  • B. Công nghệ xử lí bằng áp suất cao
  • C. Công nghệ chiên chân không
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Công nghệ xử lí bằng áp suất cao là:

  • A. Là phương pháp sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.
  • B. Là phương pháp chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 40C – 100C nhằm làm bất hoại các loại vi khuẩn, vi rút, nấm trong sản phẩm trồng trọt.
  • C. Là công nghệ chiên các loại sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Bảo quản trong kho lạnh là:

  • A. Bảo quản với số lượng lớn, thường dùng để bảo quản các loại sản phẩm trồng trọt dạng khô như ngô, thóc, đậu, …
  • B. Bảo quản dùng nhiệt độ thấp làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng và ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt.
  • C. Chiếu bức xạ ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt hầu như tất cả vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh ở trên hay bên trong sản phẩm trồng trọt nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch.
  • D. Loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi khác với thành phần khí ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau, quả.

Câu 5: Tưới phun mưa là:

  • A. Tưới tiết kiệm nước và phân bón bằng cách cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào rễ hoặc trên bề mặt đất.
  • B. Cung cấp nước theo dạng hạt nhỏ đến siêu nhỏ
  • C. Tưới phun với hạt nước tương tự giọt nước mưa.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Bảo quản bằng kho silo là:

  • A. Bảo quản với số lượng lớn, thường dùng để bảo quản các loại sản phẩm trồng trọt dạng khô như ngô, thóc, đậu, …
  • B. Bảo quản dùng nhiệt độ thấp làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng và ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt.
  • C. Chiếu bức xạ ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt hầu như tất cả vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh ở trên hay bên trong sản phẩm trồng trọt nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch.
  • D. Loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi khác với thành phần khí ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau, quả.

Câu 7: Thách thức đối với ngành trồng trọt là gì?

  • A. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
  • B. Quá trình đô thị hóa thu hẹp diện tích đất trồng
  • C. Nhu cầu lương thực tăng cao do gia tăng dân số
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Nhược điểm của công nghệ chiên không dầu là gì?

  • A. Chi phí đầu tư lớn
  • B.  Chỉ phù hợp với quy mô chế biến lớn
  • C. Cả A và B đều sai
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 9: Thực trạng đối với sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam là:

  • A. Sự quan tâm của Nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao.
  • B. Sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân
  • C. Bước đầu mang lại hiệu quả tích cực
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Tưới phun sương là:

  • A. Tưới tiết kiệm nước và phân bón bằng cách cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào rễ hoặc trên bề mặt đất.
  • B. Cung cấp nước theo dạng hạt nhỏ đến siêu nhỏ
  • C. Tưới phun với hạt nước tương tự giọt nước mưa.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: Cho biết việc trồng xà lách sử dụng ánh sáng LED đơn sắc rút ngắn thời gian bao nhiêu ngày so với ánh đèn LED?

  • A. 10 ngày
  • B. 5 ngày
  • C. 4 ngày
  • D. 3 ngày

Câu 12:  Yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt là:

  • A. Đúng thời điểm
  • B. Đúng phương pháp
  • C. Nhanh gọn, cẩn thận
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của nhà kính liên hoàn?

  • A. Vật liệu đơn giản
  • B. Áp dụng được nhiều công nghệ canh tác tự động và bán tự động.
  • C. Hệ thống tự động được sử dụng tối đa.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 14: Đâu không phải là công việc phòng trừ sâu, bệnh?

  • A. Vệ sinh đồng ruộng
  • B. Sử dụng giống chống bệnh
  • C. Bón phân
  • D. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của nhà kính hiện đại?

  • A. Vật liệu đơn giản
  • B. Áp dụng được nhiều công nghệ canh tác tự động và bán tự động.
  • C. Hệ thống tự động được sử dụng tối đa.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16: Quy trình nào sau đây để sản xuất chế phẩm vi rút trừ sâu?

  • A. Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Sấy khô - Kiểm tra chất lượng - Pha chế chế phẩm - Đóng gói
  • B. Nuôi sâu hàng loạt - Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Pha chế chế phẩm - Sấy khô - Kiểm tra chất lượng - Đóng gói.
  • C. Nuôi sâu hàng loạt - Pha chế chế phẩm – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu- sấy khô - Kiểm tra chất lượng - Đóng gói
  • D. Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Pha chế chế phẩm - Kiểm tra chất lượng - Đóng gói

Câu 17: Ứng dụng công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT) có:

  • A. Canh tác chính xác
  • B. Nhà kính thông minh
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 18: Chế phẩm vi rút trừ sâu phòng trừ loại sâu nào?

  • A. Sâu xanh hại bông
  • B. Thuốc lá
  • C. Sâu róm hại thông
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19: Ưu điểm của kĩ thuật thủy canh được đề cập đến là:

  • A. Kiểm soát dinh dưỡng cây trồng
  • B. Có thể triển khai tại gia đình, vùng khô cằn, hải đảo.
  • C. Năng suất cao, thời gian ngắn
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Chế phẩm vi rút trừ sâu:

  • A. Gây độc hại cho con người
  • B. Gây độc hại cho môi trường
  • C. Độc hại cho con người và môi trường
  • D. Đáp án khác

Câu 21: Có loại hệ thống thủy canh nào?

  • A. Hệ thống thủy canh không hồi lưu
  • B. Hệ thống thủy canh hồi lưu
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 22: Vi rút NPV trong chế phẩm làm sâu chết trong thời gian bao lâu?

  • A. 1 ngày
  • B. 2 ngày
  • C. 5 ngày
  • D. 2 – 5 ngày

Câu 23: Hệ thống thủy canh có bộ phận nào sau đây?

  • A. Bể chứa dung dịch dinh dưỡng.
  • B. Máng trồng cây
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 24: Xác định: Đâu là yếu tố ngoại cảnh bất lợi của môi trường?

  • A. nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
  • B. Ngập úng hoặc khô hạn
  • C. Chất độc, khí độc
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25: Ưu điểm của nhà kính đơn giản là gì?

  • A. Dễ thi công, tháo lắp
  • B. Dễ sử dụng cho nhiều vùng canh tác nông nghiệp
  • C. Sử dụng hiệu quả với những khu vực khí hậu ôn hòa
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 26:  Bệnh thán thư gây hại ở bộ phận nào của cây trồng?

  • A. Lá
  • B. Chồi non
  • C. Chùm hoa và quả
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 27: Mục đích của việc chế biến sản phẩm trồng trọt được đề cập đến là gì?

  • A. Duy trì, nâng cao chất lượng, làm tăng giá trị sản phẩm.
  • B.  Sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng
  • C. Tăng thời gian sử dụng sản phẩm, thuận tiện cho bảo quản
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 28: Nhược điểm của nhà kính đơn giản là gì?

  • A. Khó điều chỉnh nhiệt độ mùa hè
  • B. Khó sử dụng với cây ăn quả
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Chi phí cao

Câu 29: Nguyên liệu sản xuất phân bón hóa học là:

  • A. Nguyên liệu tự nhiên
  • B. Nguyên liệu tổng hợp
  • C.  Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 30: Nhiệt độ bình thường, sâu tơ hại rau non phát triển trong bao lâu?

  • A. 11 ngày
  • B. 15 ngày
  • C. 11 - 15 ngày
  • D. 18 - 20 ngày

Câu 31: Trong quy trình sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt trước khi tiến hành ủ chua trâu bò thì cần làm gì?

  • A. Chuẩn bị nguyên liệu
  • B. Trộn nguyên liệu
  • C. Ủ nguyên liệu
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 32: Nhiệt độ thấp, sâu tơ hại rau non phát triển trong bao lâu?

  • A. 11 ngày
  • B. 15 ngày
  • C. 11 - 15 ngày
  • D. 18 - 20 ngày

Câu 33: Tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học là:

  • A. Hại hệ sinh vật đất
  • B. Làm tồn dư phân bón trong nông sản
  • C. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 34: Nhộng của sâu tơ phát triển trong bao lâu?

  • A. 4 ngày
  • B. 10 ngày
  • C. 4 - 10 ngày
  • D. 2 ngày

Câu 35: Phân bón hóa học có đặc điểm gì?

  • A. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
  • B. Phần lớn dễ tan trong nước nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 36: Nhược điểm của biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp là:

  • A. Chi phí bảo vệ thực vật tăng
  • B. Giảm năng suất cây trồng
  • C. Đòi hỏi nông dân có kiến thức về hệ sinh thái cây trồng
  • D. Giảm chất lượng cây trồng

Câu 37: Vai trò của công nghệ vi sinh đối với môi trường là gì?

  • A. Xử lí môi trường
  • B. Bảo vệ môi trường
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 38: Phát biểu sai về ý nghĩa của phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng là:

  • A. Hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu, bệnh đối với cây trồng.
  • B. Tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển
  • C. Giảm năng suất cây trồng
  • D. Đảm bảo cây trồng chất lượng tốt

Câu 39: Chế phẩm sinh học giúp:

  • A. Giảm phát sinh mùi hôi thối
  • B. Làm sạch môi trường
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 40: Biện pháp hóa học là gì?

  • A. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.
  • B. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.
  • C. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng
  • D. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác