Trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Ôn tập phần 2
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Ôn tập phần 2 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về sự thiếu khách quan, công bằng?
- A. Làm người ăn tối lo mai/Việc mình hồ dễ để ai lo lường.
- B. Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa giận.
C. Thương nhau củ ấu cũng tròn/Ghét nhau đến quả bồ hòn cũng vuông.
- D. Dù ai nói ngã nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Câu 2: Khách quan là cách nhìn nhận sự vật, sự việc, con người dựa trên:
A. Chứng cứ và dữ liệu.
- B. Ý kiến, quan điểm cá nhân.
- C. Tham khảo ý kiến từ mọi người xung quanh.
- D. Sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet.
Câu 3: Dưới góc độ pháp lí, công bằng được hiểu là:
- A. Tạo cơ hội như nhau cho mọi người.
B. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
- C. Người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có được cơ hội như người mạnh hơn.
- D. Tạo cơ hội như nhau cho mọi người và có xét đến yếu tố khác biệt.
Câu 4: Việc quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta có được điều gì dưới đây?
A. Tăng năng suất, hiệu quả làm việc, học tập.
- B. Tăng áp lực trong công việc, học tập.
- C. Tốn nhiều thời gian và công sức hơn trong học tập, làm việc.
- D. Cảm thấy không được tự do và thoải mái.
Câu 5: Đâu không phải là việc cần làm trong bước xác định mục tiêu công việc?
- A. Xác định các công việc cần hoàn thành.
- B. Xác định thời hạn của mỗi công việc.
C. Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng.
- D. Xác định công việc theo thứ tự ưu tiên.
Câu 6: Tại sao thực hiện kế hoạch cần quyết tâm?
A. Để đảm bảo tính kỉ luật và tuân thủ kế hoạch.
- B. Vì làm việc gì cũng cần quyết tâm.
- C. Rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian thuần thục.
- D. Giảm áp lực, tạo động lực cho người thực hiện.
Câu 7: Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì?
- A. Chạy đua vũ trang
- B. Đối đầu thay đối thoại.
- C. Chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân.
D. Hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế.
Câu 8: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại?
- A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.
- B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới.
C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
- D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột.
Câu 9: Hòa bình là khi con người được sống trong môi trường nào?
A. Xã hội an toàn, hạnh phúc.
- B. Đấu tranh giành độc lập.
- C. Không giao lưu, tiếp xúc với nước khác.
- D. Cường quốc vũ khí hạt nhân.
Câu 10: Hoạt động nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?
- A. Tham quan, dã ngoại.
- B. Tham gia các hoạt động biểu tình.
C. Giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế.
- D. Đăng ảnh bạo lực lên mạng xã hội.
Câu 11: Đọc câu chuyện dưới đây và cho biết: Chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện sự công bằng của Hoàng thái hậu Từ Dũ?
CHUYỆN VỀ HOÀNG THÁI HẬU TỪ DŨ
Hoàng thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Có lần trong dòng họ của bà có người lặn lội từ Gò Công ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin bà nhờ vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Trước lời cầu xin ấy, bà ôn tồn bảo: “Người trong dòng họ của ta, chớ lo là không làm quan được, chỉ sợ bất tài mà thôi. Không có tài, ta có thể giúp cho ít lương tiền chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không có công lao đóng góp gì trong việc nước mà bỗng nhiên vào làm thị vệ, được ban chức tước như vậy hóa ra người cùng dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?”.
Trước những lời thấu tình đạt lí như thế, những người này vẫn năn nỉ mãi. Bà thẳng thắn từ chối và bảo với vua Tự Đức: “Người trong họ của mẹ không có công lao gì thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ được kỉ cương phép nước”. Với quan điểm rõ ràng như vậy, về sau, những người thân thích mới thôi cầu cạnh bà.
(Lê Minh Quốc, 2009, Các vị danh nhân Việt Nam,
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 92)
A. Hoàng thái hậu Từ Dũ thẳng thắn từ chối trước những lời năn nỉ của dòng họ bà và nói rõ quan điểm với vua Tự Đức: Không có công lao thì không được ban chức tước, phạm pháp thì sẽ bị nghiêm trị.
- B. Hoàng thái hậu Từ Dũ ôn tồn giải thích cho những người trong dòng họ bà.
- C. Hoàng thái hậu Từ Dũ thẳng thắn từ chối trước những lời năn nỉ và đề nghị vua Tự Đức nghiêm trị những người nài nỉ, xin chiếu cố trong dòng họ bà.
- D. Hoàng thái hậu Từ Dũ ôn tồn giải thích và giúp đỡ giúp lương tiền cho những người trong dòng họ bà chăm lo học tập để tiến thân về sau.
Câu 12: T là người rất dễ mất tập trung trong lúc làm việc. Nếu em là bạn của T, em sẽ làm gì để giúp T ứng phó với sự phân tâm và mất tập trung khi làm việc?
A. Khuyên T nên sắp xếp thời gian làm việc đúng cách để cải thiện sự phân tâm của mình.
- B. Khuyên T nên tìm kiếm môi trường yên tĩnh để làm việc.
- C. Không quan tâm tới việc mất tập trung của T.
- D. Khó mà điều chỉnh vì nó đã trở thành thói quen của T.
Câu 13: Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp: Anh M tình cờ gặp lại anh N sau 10 năm tốt nghiệp đại học. Anh M hăng say kể cho bạn nghe về những công việc và những thành tích của mình. Kể xong, anh M quay sang hỏi anh N: “Bạn có nhớ bạn K hồi đó nghịch nhất lớp mình không? Mình thấy rằng những người như bạn ấy thường rất khó để thành công”.
Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của nhân vật M?
A. M không nên suy nghĩ như vậy. Vì thành công được tạo nên không chỉ từ kiến thức học được trên ghế nhà trường, mà còn từ trải nghiệm cuộc sống, cơ hội, may mắn,…
- B. M suy nghĩ đúng. K nghịch nhất lớp thì khó đạt được thành công.
- C. M không nên suy nghĩ như vậy. Vì M không phải bạn thân của K.
- D. M suy nghĩ đúng. Vì những người ngịch như K sẽ không được xã hội tôn trọng, khó có được việc làm phù hợp.
Câu 14: Phương án nào dưới đây không đúng khi nói về hòa bình?
- A. Chiến tranh là thảm họa của loài người.
- B. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình.
- C. Hòa bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.
D. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.
Câu 15: Các bạn lớp 9A hào hứng với buổi giao lưu cùng học sinh của một trường nước ngoài sang Việt Nam tham gia học tập. Trong buổi giao lưu, bạn T và C chỉ giao lưu với bạn nào mà mình có cảm tình. Thấy vậy, bạn M và D góp ý cho T và C nhưng hai bạn không đồng ý vì cho rằng đó là quyền riêng tư của mình. Những ai dưới đây hiểu không đúng về bảo vệ hòa bình?
- A. Bạn T, M.
B. Bạn T, C.
- C. Bạn M, D.
- D. Bạn T, M, C và D.
Câu 16: Làm thế nào để giữ được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân?
A. Đặt ra giới hạn thời gian làm việc cho bản thân.
- B. Ưu tiên công việc trước hết.
- C. Cái gì cần giải quyết trước thì thực hiện trước.
- D. Đời sống cá nhân là cửa sổ tâm hồn, cần chú trọng nhiều hơn.
Câu 17: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về công bằng?
- A. Được biểu hiện ở việc đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt, đối xử.
- B. Có vai trò trong việc xây dựng và duy trì một xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.
- C. Thiếu công bằng có thể tạo ra nhận thức sai lệch dẫn đến những quyết định sai lầm.
D. Để thực hiện công bằng, mỗi người cần thường xuyên rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật theo ý kiến và quan điểm cá nhân.
Câu 18: Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp: Vợ chồng ông B có hai người con, con trai 10 tuổi và con gái 4 tuổi. Ông B rất yêu quý, chiều chuộng, thường xuyên mua quà cho con gái mà ít khi mua quà cho con trai và luôn yêu cầu con trai phải chăm sóc, nhường nhịn em gái.
Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của nhân vật B?
- A. Ông B làm như vậy là đúng. Vì người con gái vẫn còn bé, mới chỉ có 4 tuổi.
B. Ông B không nên làm như vậy. Vì ông B có cả hai người con, ông nên đối xử công bằng, yêu thương với cả 2 con như nhau để các con cùng cảm thấy được quan tâm, chăm sóc.
- C. Ông B làm như vậy là đúng. Vì con gái con cần được yêu quý, chiều chuộng hơn con trai.
- D. Ông B không nên làm như vậy. Vì con trai mới là người cần được quan tâm, chăm sóc hơn con gái.
Câu 19: Trong tiết học ngoại khóa về chủ đề biện pháp cơ bản để bảo vệ hòa bình, bạn X cho rằng chỉ cần thể hiện tình yêu hòa bình khi đất nước có chiến tranh và quan điểm này bị bạn Y và B phản đối kịch liệt nhưng lại được G, S, T nhiệt tình ủng hộ và bảo vệ. Những ai đã hiểu không đúng nội dung thể hiện hòa bình?
- A. Bạn X, T.
- B. Bạn Y, B.
- C. Bạn B, G, S, T.
D. Bạn X, G, S, T.
Câu 20: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“Trong cuộc sống, khách quan và công bằng là……….(1)………, cần được trau dồi và phát huy. Đó là những……….(2)………, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đi sự bất công, thiên vị, hướng đến cuộc sống ngày càng ……….(3)………”.
A. (1). cách hành xử đẹp; (2). giá trị tích cực; (3). văn minh và hiện đại.
- B. (1). cách ứng xử đẹp; (2). giá trị văn hóa; (3). dân chủ và văn minh.
- C. (1). những hành động đúng lẽ phải; (2). giá trị tích cực; (3). văn minh và hiện đại.
- D. (1). cách hành xử đẹp; (2). giá trị văn hóa; (3). dân chủ và văn minh.
Câu 21: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì...”.
- A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
- B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
- C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
D. Hòa bình, độc lập và phát triển.
Câu 22: Đoạn tư liệu dưới đây có nội dung gì?
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, cần viết, chớ nói, chớ viết càn” và “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”; “Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra”; “Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt phải có chừng mực, chớ phóng đại,… Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn”.
A. Sự khách quan rất quan trọng đối với người làm báo. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất của nó.
- B. Công bằng không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội.
- C. Sự khách là yếu tố quyết định thành công đối với người làm báo.
- D. Lời khuyên răn các nhà báo không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ.
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận