Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 chân trời bài 5: Ôn tập

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 5: Ôn tập. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. Bài 1

Tên văn bản thông tin

Mục đích viết

Thông tin cơ bản

Thông tin chi tiết

(Ví dụ)

Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?

- Giới thiệu, chia sẻ cách thức đọc VB nhanh, hiệu quả.

 

- Các đặc điểm chính của VB thông tin; có hình ảnh, sơ đồ minh hoạ.

- Cách thức đọc VB nhanh, hiệu quả.

 

Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

- Giới thiệu, chia sẻ cách thức ghi chép linh hoạt, hiệu quà.

 

- Các đặc điểm chính của VB thông tin; có hình ảnh, sơ đồ minh hoạ.

- Cách thức ghi chép linh hoạt, hiệu quả.

 

Phòng tránh đuối nước

- Giới thiệu, chia sẻ biện pháp, quy cách phòng tránh đuối nước.

 

- Các đặc điểm chính của VB thông tin; có hình ảnh, sơ đồ minh hoạ.

- Cách thức ghi chép linh hoạt, hiệu quả.

 

II. Bài 2

- Lưu ý mục đích viết, các đặc điểm của kiểu VB qua: nhan đề, đề mục, sa-pô, bố cục;

- Lưu ý cách nắm bắt thông tin cơ bản qua thông tin bộ phận, chi tiết, các thuật ngữ; các điều khoản của quy tắc hay luật lệ của hoạt động;

- Lưu ý tiếp nhận thông tin từ phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu sơ đồ, biểu bảng) trong sự kết hợp với phương tiện giao tiếp ngôn ngữ (lời thuyết minh, giới thiệu);

III. Bài 3

Khi viết một bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của hoạt động, cần lưu ý đến những điểm sau:

- Nhan đề nêu được tên quy tắc/hoạt động.

- Giới thiệu ngắn gọn về thời gian, không gian thực hiện hoạt động, mục đích, ý nghĩa của hoạt động.

- Liệt kê một số phương tiện cần chuẩn bị cho hoạt động (nếu có).

- Lần lượt thuyết minh về quy tắc/ luật lệ của hoạt động.

IV. Bài 4

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

- Xác định rõ đối tượng người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

- Xác định một số định hướng chung như: quy tắc, luật lệ gồm có những điểm chính nào? Nên triển khai phần chính bằng mấy ý/ mấy đoạn? Bài thuyết minh nên sử dụng các phương tiện nào (ngôn ngữ hoặc phương tiện phi ngôn ngữ)?

- Ghi lại bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong quá trình thu thập tài liệu

Lập dàn ý

- Mở đầu:

+ Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động

+ Nêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ

- Phần chính:

+ Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, thời gian không gian diễn ra hoạt động và sự cần thiết thực hiện hoạt động theo quy tắc

+ Trình bày các điều khoản/ nội dung của quy tắc hay luật lệ

+ Nêu một vài lưu ý đặc biệt (nếu có)

- Kết thúc: 

+ Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ

+ Đưa ra khuyến nghị đối với người đọc (nếu có)

Bước 3: Luyện tập và trình bày

- Luyện tập:

+ Lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp

+ Dùng những câu phù hợp để khích lệ người nghe thực hiện trò chơi hay hoạt động được giới thiệu

+ Chuẩn bị phần mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn

- Trình bày:

+ Chào người nghe và giới thiệu tên

+ Dùng ngôi thứ nhất để giải thích hoạt động và các quy cách thực hiện

+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc và có điểm nhấn những nội dung liên quan

+ Sử dụng ngữ điệu linh hoạt và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

+ Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ

+ Sử dụng kết hợp các phương tiện trực quan như hình ảnh, phim ngắn, sơ đồ…

+ Kết thúc bài nói cần cảm ơn sự chăm chú theo dõi của người nghe.

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

- Lắng nghe ý kiến và câu hỏi của người nghe

- Trả lời và giải thích rõ ràng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 CTST bài 5 Ôn tập, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 5: Ôn tập, Ôn tập văn 7 chân trời bài Ôn tập

Bình luận

Giải bài tập những môn khác