Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 chân trời bài 4: Đọc mở rộng Mùa phơi sân trước

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 4: Đọc mở rộng Mùa phơi sân trước. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Nguyễn Ngọc Tư (1976)

- Quê quán: Cà Mau.

- Là một nhà văn, thành viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Đề tài sáng tác: các tác phẩm chỉ là những câu chuyện đời thường của những người nông dân bình dị, quê mùa nhưng lôi cuốn bởi cái nhìn đầy chân thật và nhân hậu

- Phong cách: ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, không hề cao sang chau chuốt mà bình dị gần gũi với cuộc sống đời thường.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt (tập truyện ngắn, 2000), Ông ngoại (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2001), Giao thừa (2003), Cánh đồng bất tận (2005),…

2. Tác phẩm

- Nằm ở phần 06 trongtruyện ngắn Bánh trái mùa xưa

3. Đọc văn bản

- Thể loại: tản văn

- Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu …. trên những giàn phơi: giới thiệu mùa gió chướng

+ Phần 2: Tiếp theo….phải có cái mà người ta có: giàn phơi và kỷ niệm của tác giả

+ Phần 3: Còn lại : cảm xúc tác giả về mùa phơi

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Kỉ niệm về mùa phơi sân trước

- Kỉ niệm: Ngày còn nhỏ đạp xe về nhà ngoại.

- Gió chướng về vào tháng Chạp => báo hiệu Tết về.

- Giàn phơi trước sân là hình ảnh quen thuộc trong kí ức của tác giả về một thời tuổi thơ của mình:

+ Họ phơi trên giàn khi thì “củi”, “gối”, “chiếu” hay “cám mốc”, “mớ bột gạo, mớ “cơm nguội thừa”, … 

+ Càng về cuối năm, người ta càng phơi nhiều thứ lên: “bánh gừng”, “củ kiệu”, mứt “gừng”. 

- Nghệ thuật: Liệt kê nhằm thể hiện sự độc đáo, đa dạng và trí nhớ, tình cảm của tác giả khi nhớ về kỉ niệm ở quê mình.

- Nhận xét:

+ Giàn phơi trước sân là hình ảnh quen thuộc trong ký ức của tác giả về một thời tuổi thơ của mình.

+ Những hình ảnh miêu tả chân thực, bình dị nhưng đầy chất thơ, là những kí ức đẹp trong lòng tác giả về quê hương yêu dấu.

2. Kỉ niệm và cảm xúc của tác giả về mùa phơi

- Qua những kỉ niệm về sân phơi, những món ăn ngày tết đã thể hiện tình cảm yêu mến quê hương, cảm xúc nhớ nhung, thèm thuồng đối với những món ăn mang hương vị quê nhà, đồng thời là niềm thương đối với những mảnh đời nghèo khổ.

- Cách xưng hô: “mình”, gọi “người ta”

=> cách xưng hô thân tình, thể hiện được sự thương mến, đồng cảm với những phận nghèo.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Tác phẩm Mùa phơi sân trước đã đưa đến hình ảnh giàn phơi đặc biệt phong phú vào tháng Chạp của một miền quê nghèo ở Nam Bộ, qua đó tác giả thể hiện tình yêu thương sâu sắc đối với cảnh vật quê hương và thân phận con người.

2. Nghệ thuật

- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc

- Ngôn ngữ bình dị, lối viết giàu sức thuyết phục


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 CTST bài 4 Đọc mở rộng Mùa phơi sân trước, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 4: Đọc mở rộng Mùa phơi sân trước, Ôn tập văn 7 chân trời bài Đọc mở rộng Mùa phơi sân trước

Bình luận

Giải bài tập những môn khác