Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 chân trời bài 2: Đọc kết nối Biết người, biết ta

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 2: Đọc kết nối Biết người, biết ta. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

- Thể thơ lục bát.

- Thể loại:

+ VB (1), (2): Tục ngữ.

+ VB (3): Ca dao.

- Trích trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2005.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Văn bản (1), (2)

- Các cặp hình ảnh: châu chấu – xe; con sắt – ông Đùng (ẩn dụ cho kẻ yếu thế và kẻ mạnh).

=> Nội dung của 2 văn bản (1) và (2): Thắng lợi bất ngờ của châu chấu, con sắt trước xeông Đùng.

- Ý nghĩa:

+ Trong hoàn cảnh, điều kiện đặc biệt, biết dựa vào tình thế và điểm yếu của đối phương, “châu chấu”, “con sắt” có thể chiến thắng kẻ lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần.

+ Sức mạnh “cơ bắp”, hình thể không phải lúc nào cũng giúp làm nên thắng lợi.

2. Văn bản (3)

- Lời tự khoe của trăng hay đèn đều đáng ngờ vì cả hai đều có những hạn chế của mình khi đối mặt với thử thách (mây che, gió thổi).

- Trăng chỉ sáng tỏ khi bầu trời không mây, đèn chỉ đủ sáng trong căn phòng không gió hoặc được che chắn cẩn thận.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Sử dụng thể lục bát, hình thức tục ngữ, ca dao quen thuộc với người Việt.

- Sử dụng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nói quá để tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

2. Nội dung

- Bài học về việc biết người, biết ta có thể giúp yếu thắng mạnh, nhỏ thắng lớn, cũng như cần có đức tính khiêm tốn.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 CTST bài 2 Đọc kết nối Biết người, biết ta, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 2: Đọc kết nối Biết người, biết ta, Ôn tập văn 7 chân trời bài Đọc kết nối Biết người, biết ta

Bình luận

Giải bài tập những môn khác