Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 7: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 7: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT HOẶC TÁC PHẨM VĂN HỌC.

1. Yêu cầu

  • Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.
  • Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ để làm sáng tỏ luận điểm.
  • Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.

2. So sánh sự khác biệt về kiểu bài So sánh bố cục kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội và bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, trong tác phẩm nghệ thuật.

Điểm khác biệt

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học

Về đối tượng, phạm vi nghị luận

Một vấn đề trong thực tiễn đời sống xã hội.

Một vấn đề xã hội được thể hiện qua tác phẩm.

Về việc sử dụng bằng chứng trong nghị luận

Sử dụng các bằng chứng chủ yếu lấy từ thực tiễn đời sống xã hội.

Sử dụng các bằng chứng chủ yếu lấy từ tác phẩm.

3. So sánh bố cục kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội và bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, trong tác phẩm nghệ thuật.

Các phần

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học


Mở bài

Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề.

Giới thiệu vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề.



Thân bài

Giải thích được vấn đề xã hội cần bàn luận; trình bày hệ thống luận điểm, lí le, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết; phản biện các ý kiến trái chiều.

Giải thích được vấn đề xã hội cần bàn luận trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học; trình bày hệ thống luận điểm, lí le, bằng chứng lấy từ tác phẩm để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết; phản biện các ý kiến trái chiều.



Kết bài

Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề xã hội; đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp.

Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học; đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp.

II. PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO BỨC TRANH “ĐÁM CƯỚI CHUỘT” VÀ BÀI HỌC VỀ SỰ HÒA NHẬP, GẮN BÓ

1. Vấn đề xã hội quan tranh Đám cưới chuột

  • Bài học về sự hòa nhập.
  • Vấn đề được phân tích trên những khía cạnh sau: 
    • Luận điểm 1: Con người không bao giờ sống riêng lẻ, đơn độc.
    • Luận điểm 2: Khát vọng về sự hòa nhập, chung sống hòa bình cũng gắn liền với mong muốn buông bỏ thù hận.
    • Luận điểm 3: Bản sắc văn hóa cộng đồng như một giải pháp hiệu quả cho sự hòa giải, hòa nhập trong bức tranh Đám cưới chuột. 

2. Mối quan hệ giữa luận điểm thứ ba với luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai.

Luận điểm ba là giải pháp được đưa ra khi đã phân tích, bàn luận về sự hòa nhập trên hai khía cạnh là con người không thể sống đơn lẻ và hòa nhập là buông bỏ thù hận.

3. Các lí lẽ, bằng chứng cho mỗi luận điểm

Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp logic, hài hòa và chặt chẽ, củng cố cho luận điểm thêm vững chắc.

III. PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO 2

1. Vấn đề trong tác phẩm Truyện Kiều

  • Thúy Kiều là một kiểu nhân vật kết tinh tính chất phi thường trong con người bình thường.
  • Đây là một vấn đề văn học.

2. Sự kết hợp của luận điểm với lí lẽ, bằng chứng

  • Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp với nhau logic, chặt chẽ.

Ví dụ:

  • Luận điểm 1: Không ai vừa sinh ra đã là một kẻ phi thường hoặc tầm thường.
    • Lí lẽ 1: Con người bình thường là con người đông đảo, đối mặt với những khó khăn phức tạp của đời sống thì chúng ta luôn tròng trành giữa quân bình cần thiết để làm con người lương thiện.
    • Lí lẽ 2: Những kẻ từng quen đổ thừa cho hoàn cảnh, những người dễ gán cho định mệnh cái quyền tối thượng độc tôn, những kẻ thụ động sẵn sàng đánh mất niềm tin nơi giá trị của mình, những kẻ như thế sẽ nghĩ sao về cuộc đời Kiều?
    • Dẫn chứng: Không có ủy quyền của viên Tri phủ Lâm Tri, không có thanh gươm của một Từ Hải, không có ưu thế đàn ông của chàng Kim Trọng, Kiều cũng đã vượt qua bao bi thảm để làm trọn vẹn phận sự và bảo toàn lấy danh tiết của mình.

3. Điểm giống nhau, khác nhau trong cách nêu lí lẽ và đưa bằng chứng khi nghị luận về một vấn đề xã hội trong bài viết về tranh Đám cưới chuột (tác phẩm hội hoạ) và về nhân vật Thuý Kiều trong Truyện Kiều (tác phẩm văn học).

  • Điểm giống: sau mỗi luận điểm, người viết đều triển khai hệ thống lí lẽ và dẫn chứng để củng cố và bảo vệ cho luận điểm. 
  • Điểm khác: dẫn chứng ở văn bản bàn về Đám cưới chuột được lấy ở thực tế đời sống, nằm ngoài tác phẩm nhưng ở văn bản bàn về vấn đề nhân vật Thúy Kiều thì dẫn chứng để bàn luận đều lấy trong Truyện Kiều.

IV. LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Lưu ý: Nên chọn những đề tài mà HS quan tâm, am hiểu và có hứng thú trong việc viết bài, dễ thu thập tư liệu, tìm ý để chuẩn bị cho bài viết.

V. TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý

Cần xác định được bố cục, dàn ý chung của kiểu bài viết; xác định rõ mỗi phần mở bài, thân bài, kết bài cần phải đáp ứng những nội dung gì.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 11 CTST bài 7: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học, kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời bài 7: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học, Ôn tập văn 11 chân trời bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác