Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 5: Âm mưu và tình yêu

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 5: Âm mưu và tình yêu. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

* Tác giả:

- Sile (1759-1805) là kịch tác gia vĩ đại, “viên công tố của toàn nhân loại đã kêu gọi loài người cùng hướng về trời sao”. Cùng với Gớt, Sile là một trong hai ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Đức thế kỷ 18. Tác phẩm kịch gồm có: Những tên cướp (1780), Âm mưu và tình yêu (1784), Người thiếu nữ ở Orleăng (1801), Tinhem Ten (1804).... Sile đã xây dựng thành công những vở kịch có xung đột dữ dội, những nhân vật, tính cách điển hình thể hiện mãnh liệt khát vọng tự do và tinh thần bất khuất chống cường quyền bạo lực.

* Tác phẩm: Âm mưu và thù hận

- Vở kịch có 5 hồi bằng văn xuôi.

Luy-dơ là con gái nhạc công Mile yêu thiếu tả Phéc-đi-năng là con trai Tể tướng Fon Vante. Phu nhân Minfo là tỉnh nhân của Công tước nay đã bị Công tước chán bỏ. Tể tướng bắt ép thiếu tá phải kết duyên cùng phu nhân Minfo để lấy lỏng Công tước. Fecđinăng gặp Minfo nói cho phu nhân biết là chẳng đã có người yêu là nang Luy-dơ, cô vô cùng xấu hổ. Tể tướng làm nhục Luy-dơ, gọi nàng là con đi, mạt sát ông bà Minle. Tể tướng và thiếu tá đẩu khẩu dữ dội. Thiếu tá kiếm tuốt trần, đảm bị thương một số nhân viên pháp đình.

Đồng li Vuôm hiến kế bắt giam ông bà Mile. Muốn cửu bố mẹ, Luy-dơ phải viết một bức thư tình gửi cho Thị vệ trưởng Fon Canbơ do chúng đọc. Chúng đưa bức thư tình ấy cho Fecđinăng. Fecđinăng thách Thị vệ trưởng đấu súng làm cho hắn vô cùng sợ hãi. Đau khổ... Fecđinăng pha thuốc độc bắt người yêu cùng mình uống. Uống xong thuốc độc, Luy-dơ mới nói ra sự thật đau lòng! Cùng lúc ấy, Tể tướng phải nộp minh cho nhân viên pháp định.

- Phần văn bản SGK trích Hồi l– Cảnh 1 và Hồi II – Cảnh 2, tác phẩm Âm mưu và tình yêu, thể hiện hành động đấu tranh bảo vệ tình yêu của Phéc-đi-năng và Luy-dơ.

II. HÀNH ĐỘNG KỊCH 

* Bảng a và b

PHỤ LỤC 24

III. NHÂN VẬT KỊCH

- Nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng trong truyện xuất hiện với việc ngỗ nghịch, cãi lại thậm chí là muốn cầm kiếm lên chiến đấu với cha nhưng tất cả là vì tình yêu của chàng. Tình yêu bị ngăn cấm khiến chàng không còn lựa chọn nào khác mà phải chống lại cha của mình, vì tình yêu mà chàng không tiếc bất cứ giá nào để có thể cứu người yêu của mình. -> Xung đột giữa hai nhân vật xuất phát từ việc người cha ngăn cấm và châm biếm tình yêu của Phéc-đi-năng

- Nhân vật Luy-dơ hiện lên trong vở kịch với những nét tính cách nổi bật: yêu Phéc-di- năng tha thiết, có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, người yêu; tâm hồn thánh thiệnn, một lòng tin yêu cha mẹ và kính Chúa; số phận ngang trái, bị Tể tướng – cha của người yêu đối xử thô bạo, tàn độc;...

- Diễn biến tâm lí của Luy-do tinh tế và phức tạp vì hiểu được số phận và tình yêu ngang trái trong hoàn cảnh oái oăm. Điều này được tác giả thể hiện qua cử chỉ, hành vi và qua thoại, độc thoại của Luy-dơ.

* Nhân vật bi kịch: Luy-dơ

- Luy-dơ là nhân vật có đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch:

+ Có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận.

+ Có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.

+ Kết cuộc phải trả giá rất đắt, thậm chí bằng cả cuộc đời của mình và những gì mình trân trọng. 

IV. NGÔN NGỮ KỊCH

- Ngôn ngữ kịch chủ yếu là ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại,...) của nhân vật, là ngôn ngữ biểu đạt hành động (bên trong và bên ngoài), kết hợp một cách chọn lọc với các chỉ dẫn sân khấu (của tác giả). Ngôn ngữ kịch trong mưu và tình yêu cũng mang những đặc điểm trên nhưng đặc biệt giàu kịch tính, tạo tương tác qua lại và dẫn dắt xung đột kịch phát triển mau lẹ, hợp lí.

- Chẳng hạn ở Hồi I – Cảnh 1, trên sân khấu xuất hiện ba nhân vật, có cả bà Min-le, nhưng chủ yếu lời thoại dành cho hai cha con Min-le và Luy-dơ nhằm tập trung thể hiện sự bất đồng sâu sắc giữa hai cha con. Trong đó, các lời thoại của ông Min-le thường ngắn và có vai trò tạo cơ hội để Luy-dơ giãi bày tâm tình sâu kín cũng như quan niệm về tình yêu của mình, đồng thời tự bênh vực cho tình yêu ấy. Ngôn ngữ kịch dù vẫn thể hiện mâu thuẫn xung đột cần có, báo hiệu về một kết cuộc ngang trái, song vẫn thấm đẫm tính trữ tình. Đến Hồi II - Cảnh 2, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật lại khác hẳn: đó đúng là một cuộc đấu khẩu dựa trên sự va đập quyết liệt trong tính cách của hai cha con Van-te và Phéc-đi-năng.

- Điều đó cho thấy sự đa dạng, linh hoạt trong cách xây dựng ngôn ngữ kịch của tác giả: hai kiểu kịch tính khác nhau được thể hiện bằng ngôn ngữ kịch mang đặc điểm, tính chất khác nhau.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 5: Âm mưu và tình yêu, kiến thức trọng tâm văn 11 chân trời bài 5: Âm mưu và tình yêu, nội dung chính bài Âm mưu và tình yêu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác