Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 1: Ôn tập

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 1: Ôn tập. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. ÔN TẬP VĂN BẢN ĐỌC

1. Điểm tương đồng hoặc gần gũi về nội dung (chủ đề, cảm hứng) giữa các văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen.

- Các VB đều lấy thiên nhiên làm đối tượng miêu tả chính.

- Ba VB đều thể hiện niềm mến yêu thiết tha đối với cảnh đẹp của quê hương, đất nước.

- Gắn với miêu tả, tự sự là những nhận định, đánh giá, liên tưởng,…tất cả được bao trùm trong cảm xúc say mê, tạo nên không khí trữ tình cho tác phẩm.

2. Bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình

- GV hướng dẫn HS trả lời bằng cách hoàn thành bảng (trang 100).

3. Tìm đọc thêm một số tùy bút, tản văn về đề tài thiên nhiên

- GV gợi ý cho HS đọc thêm một số tùy bút, tản văn để so sánh.

Ví dụ: tùy bút Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân và tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc tường.

- Cách tiếp cận sự vật của Nguyễn Tuân ở góc độ văn hóa thẩm mỹ, liên tục đan cài nhiều liên tưởng, tưởng tượng thú vị từ kiến thức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như quân sự, địa lý, thể thao, thi ca để làm nổi bật vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của dòng sông Đà. 

- Cách tiếp cận của Hoàng Phủ Ngọc Tường với dòng sông Hương là tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau: địa lý, lịch sử, văn hóa, thi ca… để làm nổi bật lên vẻ đẹp trữ tình, đằm thắm có chút huyền bí, man dại của dòng Hương giang.

II. ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Giải thích nghĩa của từ sau và xác định cách giải thích đã dùng: phẳng lặng, nhấp nháy, cổ thi, chật chội.

Gợi ý:

- Phẳng lặng: lặng lẽ, êm ả, không xáo động. 

=> Cách giải thích: Dùng một hoặc một số từ đồng nghĩa, trái nghĩa để giải thích.

- Nhấp nháy: 1. (mắt) mở ra, nhắm lại liên tiếp. 2. Có ánh sáng khi lóe ra khi tắt, liên tiếp.

=> Cách giải thích: Phân tích nội dung nghĩa của từ.

- Cổ thi: cổ là xưa, cũ; thi là thơ; cổ thi là thơ cũ, thơ xưa.

=> Cách giải thích: Giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

- Chật chội: chật, gây nên cảm giác bức bối, khó chịu. (nói khái quát; thường nói về nơi ở).

=> Cách giải thích: Dùng từ đồng nghĩa giải thích, có nêu thêm sắc thái nghĩa (gây nên cảm giác bức bối, khó chịu) và cách dùng của từ ngữ (nói khái quát).

III. KĨ NĂNG VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH

- Đây là bài tập thực hành viết.

- GV gợi ý cho HS chọn một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng nào đó.

- Lưu ý: HS vận dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong quá trình thuyết minh. 

IV. GIỚI THIỆU MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC/NGHỆ THUẬT

- Những điểm lưu ý khi giới thiệu (nói) về một tác phẩm văn học / nghệ thuật:

+ Chọn những tác phẩm mình yêu thích, tìm hiểu kĩ về tác phẩm. Nên lựa chọn tác phẩm tùy bút hoặc tản văn để đạt mục đích củng cố kiến thức về thể loại của bài học.

+ Giới thiệu đầy đủ cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật.

+ Đưa ra những nhận xét của bản thân.

+ Từ ngữ sử dụng đơn giản, dễ hiểu, sinh động.

+ Sử dụng kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ, kết hợp trình chiếu để bài nói sinh động, hấp dẫn. 

+ Trao đổi, tương tác với người nghe trên tin thần cầu thị.

- Những điểm lưu ý khi nắm bắt (nghe) nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói:

+ Tìm hiểu trước về bài thuyết trình.

+ Tập trung lắng nghe, nắm bắt và ghi chép những nội dung chính và quan điểm của người nói.

+ Đánh dấu những điểm mới mẻ, thú vị hoặc những điểm cần trao đổi.

+ Có thái độ lịch sự, đúng mực khi trao đổi.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 1: Ôn tập, kiến thức trọng tâm văn 11 chân trời bài 1: Ôn tập, nội dung chính bài Ôn tập

Bình luận

Giải bài tập những môn khác