Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 kết nối bài 9: Con đường không chọn

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 kết nối bài 9: Con đường không chọn. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên: Rô-bớt Phờ-rớt (1874 – 1963)

- Quê: là nhà thơ Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn trong văn học hiện đại.

- Gia đình:

+ Cha là chủ biên một tờ báo à Qua đời vì bệnh lao phổi

+ Mẹ: Giáo sư trung học

- Bản thân: Từng theo học trường Harvard nhưng sau đó thôi học vì được ông nội cho cho một trang trại nhỏ

=> Là điều kiện giúp ông được sống giữa thiên nhiên hùng vĩ. Đó là điều kiện giúp ông sau này sáng tác nhiều bài thơ hay, nổi tiếng.

=> Cho đến nay ông là nhà thơ duy nhất từng được bốn lần nhận giải thưởng Pu – lít -dơ – giải thưởng thường niên uy tín của Mỹ trao cho các lĩnh vực như báo chí, văn chương, âm nhạc…

- Sự nghiệp:

+ Năm 1913: Thành công với tập A Boy’s Will”.

+ Năm 1914: xuất bản tập thơ thứ hai “North of Boston” cũng được nhiều người khen ngợi.

+Năm 1916, ông cho phổ biến tập thơ “Mountain Interval”, trong đó có bài thơ “Birches” và “The Road Not Taken”.

2. Tác phẩm

- Sáng tác năm 1915, lấy cảm hứng từ những cuộc đi dạo trong rừng với người bạn của ông, lấy cảm hứng từ những cuộc đi dạo trong rừng với người bạn của ông – nhà thơ nhà thơ É-uốt Thô-mớt-xơ (1878 – 1917).

3. Đọc văn bản

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 

- Thể loại: Thể thơ tự do

- Bố cục: 3 phần

+ Khổ 1. Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình

+ Khổ 2,3. Cách chọn đường của nhân vật trữ tình

+ Khổ 4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình

- Nhan đề “Con đường không chọn”:

+ Làm rõ tâm lí phổ biến của con người: Thường nuối tiếc về những gì mình đã không chọn, vì phần lớn những lựa chọn thực tế đều có vẻ bất toàn, không dẫn đến điều mong đợi.

+ Tâm lí “đứng núi này trông núi nọ” khiến người ta không dốc lòng vào con đường mà mình đã chọn, cũng không đủ can đảm để làm lại, bỏ sang con đường có thể chọn nhưng cuối cùng đã không chọn.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình

- Tình huống:

+“thân phận lữ hành”,“đứng mãi”

+“chỉ có thể chọn một”

+“nhìn theo một lối rẽ bên này”

=> Nhân vật trữ tình đang đứng trước con đường có 2 lối rẽ, đang phải chọn một lối đi, đang băn khoăn không biết nên chọn lối đi nào.

- Hình ảnh “con đường’“lối rẽ”: là ẩn dụ về đường đời, về những khúc ngoặt mà bất cứ ai cũng có lúc phải lựa chọn. “lối rẽ” là ẩn dụ chỉ những quyết định dẫn đến những hướng đi khác nhau trên đường đời. 

2. Cách chọn con đường của nhân vật trữ tình

- Hai con đường có vẻ giống nhau: rừng lá vàng, cỏ rậm trên mặt đường, thấy dấu mòn, lá rơi đầy chưa đến vết chân ai…và người ta đều không nhìn thấy hết phía trước nó là gì…

=> Đó là tình thế khó khăn của đời sống, nhất là khi ta không thể phóng tầm mắt lên trước để xem con đường này dẫn ta tới đâu và liệu nơi đó có như ta kì vọng không?

- Tình huống nhân vật trữ tình đối mặt thực sự rất khó khăn vì anh ta không thể cùng lúc đi trên hai con đường. Nhưng nếu từ bỏ sự lựa chọn thì hành trình của anh ta không thể bắt đầu và anh ta chỉ mãi  giẫm chân tại chỗ, không tiếp bước được.

- Cuối cùng nhân vật trữ tình vẫn lựa chọn 1 lối đi. Nhưng anh ta không tin chắc con đường mình chọn là con đường tốt hơn con đường mình đã không chọn.

=> Đó cũng là trạng thái phân vân, băn khoăn khá phổ biến của bộ phận con người không đủ can đảm để dấn thân đến cùng trên hành trình của mình.

=> Cuộc đời con người cũng vậy, chúng ta luôn phải dám đối mặt với những lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn để tiếp tục bước đi trên hành trình của mình.

3. Tâm trạng của nhân vật trữ tình

- Nhân vật đã chọn lối đi “Lối mòn ít có ai đi”

- Tâm trạng: thở dài

=> Dù đã lựa chọn một lối đi nhưng nhân vật trữ tình vẫn do dự, băn khoăn, buồn và nuối tiếc, không thật sự tin rằng lối rẽ đó sẽ tốt hơn. Anh ta tưởng tượng đến viễn cảnh tương lai rằng “Tôi sẽ kể chuyện này trong tiếng thở dài”.

- NV tự đối diện với chính mình, giải đáp những trăn trở, thắc mắc nảy sinh từ chính lòng mình.

 -Thông điệp: Mỗi người cần phải có một hướng đi riêng, không nên đi theo lối mòn của đã có nhiều người đi. Con người cần dũng cảm trải nghiệm và có lựa chọn con đường cho tương lai.

III. TỔNG KẾT

1.  Nội dung

- Bài thơ gửi gắm suy nghĩ của tác giả về những lựa chọn của con người trên đường đời: Trong cuộc sống, mỗi chúng ta phải luôn đưa ra những lựa chọn mà lựa chọn đó sẽ ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời của mỗi người.

- Bài học đối với mỗi con người: Cần lựa chọn đúng đắn, hãy sống là chính mình, hãy mạnh mẽ với lựa chọn của mình, và lựa chọn nào cũng có giá trị riêng của nó.

2. Nghệ thuật

- Xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình đặc sắc.

- Hình ảnh thơ mang tính biểu tượng cao.

- Bài thơ có sự kết hợp các phương thức biểu đạt đạt hiệu quả cao: tự sự, miêu tả…

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 9: Con đường không chọn, kiến thức trọng tâm ngữ văn kết nối bài 9: Con đường không chọn, nội dung chính bài Con đường không chọn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác