Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 chân trời bài 1: Thần trụ trời

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 chân trời bài 1: Thần trụ trời. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thần thoại Việt Nam

- Thần thoại Việt Nam do được ghi chép muộn nên đã bị mất mát khá nhiều. Những truyện thần thoại Việt Nam tiêu biểu gồm: Thần Trụ Trời, Thần Mưa, Thần Biển, Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, Sự tích lúa thần,...

2. VB Thần Trụ Trời và nhóm truyện lí giải về sự hình thành thế giới buổi ban đầu

- Thần Trụ Trời là VB Thần thoại Việt Nam, thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên.

- VB Thần Trụ Trời trong SGK được trích theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam,.

- Các dân tộc anh em khác trên đất nước Việt Nam cũng có nhiều chuyện thú vị lí giải về sự hình thành thế giới buổi ban đầu như vậy. Nếu người Kinh có Then Luông, người Mông có Dự Nhung, người Dao có Thần Bàn Cổ, người Ê-đê có Ai Điê, người Chăm có Tầm Thênh,... Trong nhận thức của con người thời cổ, thế giới bao la được hình thành, được sắp đặt trật tự là nhờ vào công lao to lớn của các vị thần.

3. Đọc, kể, tóm tắt

- Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ Trời:

+ Quá trình tạo lập nên trời đất: Thần ở trong đám hỗn độn, mờ mịt, và bỗng có một lúc thần đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời, đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt. Từ đó, trời đất phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp. Khi trời đã cao và đã khô, thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo; đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dải đồi cao. Vì thế cho nên mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi, chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Không gian, thời gian trong thần thoại

- Không gian: vũ trụ đang trong quá trình tạo lập: Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo.

- Thời gian: cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng: Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như có muôn vật và loài người.

-> Các hình ảnh đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời,... khá quen thuộc trong các thần thoại giải thích về nguồn gốc thế giới. Dù cách miêu tả không gian trời đất như thế trong thần thoại không còn phù hợp với nhận thức thế giới của độc giả ngày nay nhưng nó vẫn có sức hấp dẫn riêng vì nó cho chúng ta hiểu người xưa, trong thế giới hoang sơ thuở ban đầu, đã hình dung về vũ trụ, thế giới như thế nào.

2. Nhân vật thần thoại

- Nhân vật: là một vị thần có hình dáng khổng lồ, sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới.

- Thần Trụ Trời được phác họa bằng những nét đơn giản: Chân thần dài không thể tả xiết nên bước một bước là có thể từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác; thần đứng dậy, ngẩng đầu là có thể đội trời lên.

-> Phác họa những nét riêng của một vị thần Trụ Trời, có thể đội trời, đắp cột chống trời nên cũng khó lẫn với nhân vật khác.

III. TỔNG KẾT

1.  Nghệ thuật

- Cốt truyện: đơn giản, ngắn gọn, xoay quanh việc vị thần đắp cột chống trời, tạo lập thế giới.

2. Nội dung – Ý nghĩa

- Qua truyện Thần Trụ Trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về nguồn gốc của thế giới rất thô sơ.

- Thế giới là do một vị thần đắp cột chống trời mà tạo ra. Các chi tiết miêu tả trời và đất ban đầu dính vào nhau, sau nhờ vị thần khổng lồ “đội trời”, đắp cột chống trời mà trời đất phân chia, và các chi tiết giải thích về nguồn gốc núi, đảo, gò, đống, biển,... cho thấy nhận thức thô sơ đó của người thời cổ.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 1: Thần trụ trời, kiến thức trọng tâm ngữ văn chân trời bài 1: Thần trụ trời, nội dung chính bài Thần trụ trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác