Soạn giáo án vật lí 6 chân trời sáng tạo Bài 7: thang nhiệt độ celsius. Đo nhiệt độ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 6 Bài 7: thang nhiệt độ celsius. Đo nhiệt độ sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 7: THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS. ĐO NHIỆT ĐỘ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Sau khi học xong bài này, HS:

+        Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta cỏ thể cảm nhận sai về

+        nhiệt độ các vật.

+        Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.

+        Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.

+        Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.

+        Xác định được tắm quan trọng của việc ước lượng nhiệt độ trước khí đo; ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.

+        Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+        Tự chủ và tự học: Tự quyết định cách thức giải quyết vấn đề, tự đánh giá về quá trình và kết quả giải quyết vấn đề

+        Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập của nhóm theo yêu cầu

+        Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn đề, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo khi giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+        Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật; Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius; Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ; Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản

+        Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví đụ chứng tỏ giác quan của chúng ta cỏ thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật

+        Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được nhiệt độ các vật bằng nhiệt kế.

3. Phẩm chất

+        Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập.

+        Chăm chỉ trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: chuẩn bị 3 cốc nước (chi thêm nước đá vào cố 1 để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào cốc 3 để có nước ấm), nhiệt kế, nhiệt kế hồng ngoại,.... máy chiếu, slide,...

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: HS hứng thú tò mò về bài học

b. Nội dung:HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Gv yêu cầu HS đọc tình huống trong SGK sau đó dẫn dắt:

Tình huống em Vinh bị sốt là tình huống mà chúng ta có thể dễ dàng gặp phải trong thực tế. Liệu rằng khi các em đặt tay lên trán, các em có thể đo được nhiệt độ cơ thể hay không? Chúng ta có thể sử dụng những dụng cụ nào để có thể đo được một cách chính xác nhất? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cách đo nhiệt độ, về thang nhiệt độ celsius,…

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. NHIỆT ĐỘ VÀ NHIỆT KẾ

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế

a. Mục tiêu: HS thực hiện thí nghiệm để rút ra được giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của vật.

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra. Nêu được nhiệt độ là số đo độ “nóng” “lạnh” của vật; Nêu được nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ của vật; Nhớ được cầu tạo của nhiệt kế gồm bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ; Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng dân nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, hướng dẫn các nhóm HS xác định nhiệt độ cơ thể của các bạn bên cạnh bằng cách cho HS sờ trán một số bạn, rồi đưa ra nhận xét về nhiệt độ cơ thể của các bạn.

+ GV hướng dẫn HS thảo luận các nội dung 1, 2, 3 và các hoạt động luyện tập trong SGK:

1. Thực hiện thí nghiệm 1 như mô tả ở SGK và cho biết cảm nhận của em về độ “ nóng?“ , “lạnh"ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 có như nhau không. Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì?

2. Để so sánh độ “nóng? “lạnh” của các vật, người ta dùng đại lượng nào?

+ Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thế cảm nhận sai về nhiệt độ của các vật.

3. Kể tên một số loại dựng cụ đo nhiệt độ mà em biết. Nêu những ưu thế và hạn chế của mỗi loại dụng cụ đó.

? LT: Hãy cho biết: GHĐ và ĐCNN của mỗi nhiệt kế ở hình 7.3 và 7.4 và 7.5

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Gv nghe và nhận xét câu trả lời và chốt kiến thức:

- Nhiệt độ là số đo độ “nóng” “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.

- Đơn vị đo nhiệt độ:

+ Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin (kí hiệu: K).

+ Đơn vị đo nhiệt độ thưởng dùng ở Việt Nam là độ C (kí hiệu: °C).

+  Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau.

1. Nhiệt độ và nhiệt kế

a. Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế

Thí nghiệm 1: Cảm nhận về độ nóng, lạnh của nước:

?1: Cảm nhận của các ngón tay về độ “nóng? “lạnh” khi nhúng vào cốc 2 là khác nhau

?2: Để so sánh độ “nóng? “lạnh” của các vật, người ta dùng đại lượng nhiệt độ

? LT:

+ Ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thế cảm nhận sai về nhiệt độ của các vật:  + Dùng tay cảm nhận nhiệt độ của bàn gỏ và ghế inox trong phòng

? 3: Một số loại dụng cụ đo nhiệt độ: Nhiệt kế thuỷ ngàn, nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử, ....

Nhiệt kế

Ưu thế

Hạn chế

Nhiệt kế thủy ngân

Rẻ tiền, chính xác, không phụ thuộc pin, phổ biến, đo ở nhiệt độ cao

Thời gian đo lâu, khó đọc kết quả, nguy hiểm khi bị vỡ

Nhiệt kế rượu

Ít nguy hiểm, ít độc hại, không phục thuộc vào pin

Đo ở nhiệt độ thấp, kém bề hơn vì rượu bay hơi nhanh

Nhiệt kế điện tử

An toàn, thời gian đo nhanh, dễ đọc kết qảu

Đắt tiền, phụ thuộc pin, nguồn điện

? LT:

- Hình 7.3: GHĐ: là 430C, ĐCNN : 0,10C

- Hình 7.4: GHĐ: là 450C, ĐCNN : 0,10C

- Hình 7.5: GHĐ: là 500C, ĐCNN : 10C

II. THANG NHIỆT ĐỘ

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thang nhiệt độ Celsius

a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về thanh nhiệt độ Celsius

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:  HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo