Soạn giáo án sinh học 6 chân trời sáng tạo Bài 29: thực vật

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 6 Bài 29: thực vật sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 29: THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Sau khi học xong bài này, HS:

+        Phân biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên: rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín

+        Trình bày được vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống

+        Trình bày được vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+        Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về đa dạng thực vật và vai trò của thực vật;

+        Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đối về đặc điểm của các nhóm thực vật; vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm xác định sự đa đạng các nhóm thực vật tồn tại trong tự nhiên, hoàn thành sơ đồ thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm

+        Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiển thức, kĩ năng để vẽ sơ đồ phân biệt các nhóm thực vật trong tự nhiên; Giải thích được sự cẩn thiết của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+        Nhận thức khoa học tự nhiên: Phân biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên dựa vào sơ đồ, hình ảnh và mẫu vật: thực vật không cớ mạch (Réu); thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín);

+        Tìm hiểu tự nhiên: Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, dược phẩm, đó dùng, ...; Nhận thức được vai trò của thực vật với vấn để bảo vệ môi trường

+        Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Về được sơ đồ các nhóm thực vật; Phản biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên theo các tiêu chí phân loại đã học.

3. Phẩm chất

+        Có niềm tin yêu khoa học

+        Quan tâm đến nhiệm vụ cửa nhóm

+        Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học

+        Luôn có gắng vươn lên trong học tập

+        Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên, bảo vệ cây xanh, trồng cây gây dừng

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: tranh ảnh minh họa, slide thuyết trình, máy chiếu,....

 

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học

b. Nội dung:HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

+ Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

+ GV trình chiếu đoạn video về các loài thực vật trong các môi trường sống khác nhau (đất, nước, không khí) và đặt vấn đề về đa dạng các loài thực vật, môi trường sống của chúng.

+ GV yêu cầu HS gọi tên một số loài thực vật phổ biến và dẫn dắt: Xung quanh ta có muôn vàn những loài thực vật khác nhau. Thực vật rất đa dạng và chúng có những vai trò vô cùng quan trọng trong tự nhiên và đời sống. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về thực vật xung quanh chúng ta và trau dồi thêm nhiều đều mới lạ về chúng.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. ĐA DẠNG THỰC VẬT

Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhóm thực vật

a. Mục tiêu: HS tham gia tích cực vào các hoạt động tìm hiểu đặc điểm các nhóm thực vật và các tiêu chí để phân biệt các nhóm với nhau

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuẩn bị bộ ảnh về các nhóm thực vật hoặc các slide trình chiếu về sự đa dạng các nhóm thực vật theo trình tự: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

Sử dụng phương pháp dạy học theo góc hoặc có thể sử dụng kĩ thuật công đoạn để tổ chức cho HS tìm hiểu về đặc điểm các nhóm thực vật thông qua thực hiện yêu cầu của GV và thảo luận các câu hởi trong bài.

1. Quan sát hình 29.1, hãy kể tên một số đại diện thuộc các nhóm thực vật. Xác định đặc điểm của mỗi nhóm và hoàn thành vào bảng 1 PHT1

2. Có thể phân biệt nhóm Rêu và nhóm Dương xỉ nhờ đặc điểm cấu tạo bên trong nào?

3. Đặc điểm nào giúp em phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín?

Sau đí GV yêu cầu HS hoàn thiện câu hỏi củng cố:

* Em hãy cho biết môi trường sống của thực vật bằng cách hoàn thành bảng 2 theo mẫu trong PHT1

* Dựa vào đặc điểm của các nhóm thực vật, hãy xây dựng kháo lương phân theo gợi ý SGK và hoàn thiện vào sơ đồ 1 tại PHT1

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như sgk

1. Đa dạng thực vật

a. Tìm hiểu các nhóm thực vật

Nhóm thực vật

Đại diện

Đặc điểm

Rêu

Cây rêu tường

Mọc thành từng thàm, chưa có rễ chức thức, chưa có mạch dẫn

Dương xỉ

Cây dương xỉ

Tổ chức cơ thể gồm rễ, thân, lá, có hệ mạch dẫn ( vận chuyển các chất trong cây); sinh sản bằng bào tử

Hạt trần

Cây thông

Sống trên cạn, cấu tạo phức tạp, thân gỗ, có mạch dẫn trong thân, hạt nằm lộ trên noãn ( gọi là hạt trần), chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón

Hạt kín

Cây lúa, cây táo

Các cơ quan rễ, thân, lá biến đổi đa dạng, thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện, cơ quan sinh sản là hoa, hạt được bảo vệ trong quả

* Rêu và dương xỉ phân biệt nhau ở đặc điểm cấu tạo bên trong:

+ Rêu: chưa có mạch dẫn.

+ Dương xỉ: đã có mạch dẫn để vận chuyển các chất trong cây.

* Đặc điểm nào giúp em phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín:

+ Cây Hạt trấn: chưa có hoa, quả; hạt nằm lộ trên lá noãn.

+ Cây Hạt kín: có hoa, quả; hạt được bảo vệ trong quả.

* Môi trường sống của một số loài thực vật:

Tên cây

Môi trường sống

Cây rêu

Trên tường ẩm

Cây dương xỉ

Nơi ẩm ướt, trên cây khác

Cây thông

Trên đồi núi

Cây xương rồng

Nơi khô hạn, sa mạc

Cây phong lan

Trên cây khác hoặc giá thể

Cây ổi

Trên cạn

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo