Soạn giáo án sinh học 6 chân trời sáng tạo bài 22: phân loại thế giới sống
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 6 bài 22: phân loại thế giới sống sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 22: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sau khi học xong bài này, HS:
+ Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.
+ Phân biệt được các bậc phản loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự: loài, chỉ, họ, bộ, lớp, ngành, giới. Nhận biết được cách gọi tên sinh vật.
+ Nhận biết được năm giới sinh vật và lấy được ví dụ mình hoạ cho mỗi giới.
+ Nhận biết được cách xây dựng khoá lưỡng phân thông qua ví dụ.
+ Lấy được ví dụ chứng mình thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về mỗi trường sống.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiếu về phân loại thế giới sống
+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đối về cách phân loại sinh vật và khoá lưỡng phân;
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong tự nhiên và thực tiễn hoặc trong học tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống; Nhận biết được năm giới sinh vật và lấy được ví dụ mình hoạ cho mỗi giới
+ Phân biệt được các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới
+ Nhận biết được cách gọi tên sinh vật và cách xây dựng khoá lưỡng phân
+ Lấy được ví dụ chứng minh thể giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống
+ Tim hiểu tự nhiên: Thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân để phân loại sinh vật
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được sự đa dạng của sinh vật trong tự nhiền và phân loại được một số sinh vật xung quanh em.
3. Phẩm chất
+ Bồi dưỡng tình yêu đổi với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: tranh ảnh minh họa, sơ đồ khó lưỡng phân, slide bài giảng, máy chiếu, SGV,....
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
b. Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
- Gv chiếu hình ảnh và câu hỏi khởi động. Chia lớp thành các nhóm ( từ 3-5 HS) và yêu cầu thảo luận câu hỏi:
+ Khi vào một cửa hàng sách, em sẽ dễ dàng tìm được cuốn sách mình cần vì sách trong cửa hàng đã được sắp xếp thành từng nhóm khác nhau. Vậy để có thể dễ dàng tìm ra một loại sinh vật trong vô số các loài sinh vật trong tự nhiên, các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống như thế nào?
- HS trả lời và rút ra kết luận về tầm quan trọng của việc phân loại trong thế giới sống
- GV nhận xét về sự đa dạng dạng của sinh vật sống và dẫn dắt vào bài: Vậy chúng ta nên dựa vào tiêu chí nào để phân loại sinh vật vào các nhóm phân loại. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi đó
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự cần thiết phân loại thế giới sống
a. Mục tiêu: HS nhận biết sự tồn tại của thế giới sống xung quanh chúng ta. Từ đó HS thấy được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giới thiệu hình 22.1 trong SGK. GV chiếu ảnh về sự đa dạng sinh giới, tổ chức trò chơi ghép chữ và tranh tương ứng, đồng thời yêu cầu HS quan sát tranh ảnh và liên hệ với phần khởi động. Sau đó, gợi ý và định hướng cho HS thảo luận nhóm các nội dung câu hỏi trong SGK bảng kĩ thuật khăn trải bàn: 1. Kể tên một số sinh vật trong hình 22.1. Từ đó, em hãy nhận xét về thế giới sống. 2. Thế giới sống có thể được phản loại theo những tiêu chí nào? Trên cơ sở đó,em hãy phân loại các sinh vật trong hình 22.1. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Thông qua các nội dung thảo luận, GV gợi ý cho HS rút ra kết luận theo nội dung trong SGK. | 1. Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống a. Tìm hiểu về sự cần thiết phân loại thế giới sống Thế giới sống đa dạng về số lượng các loài sinh vật, đa dạng về đặc điểm và môi trường sống của chúng. * Hình 22.1: Tên một số sinh vật: vọc, nhện, rùa, bướm, bọ cánh cam, cá, vi khuẩn, cò, trùng giày, dương xỉ, thông, súng. Phân loại sinh vật dựa vào đặc điểm tế bào (tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực), cấp độ tổ chức cơ thể (cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào), khả năng di chuyển, dinh dưỡng (tự dưỡng, dị dưỡng), môi trường sống (môi trường nước, môi trường cạn, ...).
|
II. CÁC BẬC PHÂN LOẠI SINH VẬT
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các bậc phân loại
a) Mục tiêu: HS nhận biết các bâc phân loại từ nhỏ đến lớn theo thứ tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới và nêu được khái niệm loài
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV tổ chức trò chơi Mảnh ghép về cơ cấu tổ chức các HS trong lớp học. Mảnh ghép gồm: Lớp trưởng, Lớp phó, Tổ 1, Tổ 2, Tố 3, ... GV yêu cầu HS xây dựng cơ cấu tổ chức từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao. + Sau đó GV đưa ra các thẻ về các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn (mỗi thẻ là một bậc phân loại), yêu cầu HS quan sát các hình 22.2, 22.3 trong SGK, liên hệ trò chơi (ảnh ghép về cơ cấu tổ chức trong lớp học và hoạt động theo nhóm để nhận biết và sắp xếp bậc phân loại dựa vào các thẻ. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm với các nội dung trong SGK: 3. Quan sát hình 22.2, em hảy kể tên các bậc phân loại sinh vật theo thứ tự từ thấp đến cao trong thế giới sống. Sau khi HS hoạt động xong hoạt động này, Gv đưa ra câu hỏi củng cố để HS trả lời: + Từ cách phản loại loài Gấu đen chảu mỹ, em hãy cho biết các bậc phân loại của loài Gấu trắng trong hình 22.3. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm, quan sát hình 22.2 và 22.3 sau đó trả lời câu hỏi - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Một số HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. | 2. Các bậc phân loại sinh vật a. Tìm hiểu về các bậc phân loại - Bậc phân loại sinh vật theo thứ tự từ thấp đến cao trong thế giới sống: Loài => Chi => Họ => Bộ => Lớp => Ngành=> Giới VD: Loài Gấu trắng trong hình thuộc: giống Gấu, họ Gấu, bộ Ăn thịt, lớp Thú, ngành Dây sống, giới Động vật. - Trong đó, loài là bậc phân loại cơ bản, bậc phân loại càng nhỏ thì sự khác nhau giữa các sinh vật cùng bậc càng ít.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức