Soạn giáo án sinh học 6 chân trời sáng tạo Bài 25: vi khuẩn
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 6 Bài 25: vi khuẩn sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 25: VI KHUẨN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sau khi học xong bài này, HS:
+ Mô tả được hình đạng và cấu tạo đơn giản dủa vi khuẩn. Nhận thấy được sự đa dạng của vi khuẩn trong tự nhiên.
+ Phân biệt được virus và vi khuẩn.
+ Nêu được vai trò của vị khuẩn trong tự nhiên và thực tiến. Trình bày được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống.
+ Vận dụng những hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiên như: thức ăn để lâu bị ôi thiu, không ăn thức ăn ôi thiu.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thần và của nhóm khi tìm hiểu về khuẩn
+ Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về vi khuẩn, các bệnh do vi khuẩn gây ra và biện pháp phòng chống
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn đề, cách thức xử lí các văn đề trong học tập và thực tiễn. - Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của vỉ khuẩn. Nhận thấy được sự đa dạng của vi khuẩn trong tự nhiên; Phân biệt được virus và vi khuẩn; Nêu được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và thực tiên. Trình bày được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống
+ Tìm hiểu tự nhiên: Tìm kiếm thông tin về lợi ích và tác hại do vi khuẩn gây ra;
+ Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh và cách phòng chống để tuyên truyền, phổ biến về bệnh do vi khuẩn;
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về vị khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: thức ăn để lâu bị ôi thiu, không nên ăn thức ăn ôi thiu, cách bảo quản thực phẩm đã chế biến và thực phẩm tươi sống.
3. Phẩm chất
+ Có ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng thông qua hiểu biết về bệnh do vi khuẩn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: hình ảnh minh họa, slide bài giảng,....
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
b. Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:
Dẫn dắt: Thưc ăn không được bảo quản hợp lí đúng cách sẽ rất dễ bị ôi thiu. Vậy nguyên nhân nào làm cho thức ăn dễ bị ôi thui. Việc sử dụng những loại thức ăn ôi thiu đó sẽ có tác hại gì? Bài học ngày hôm nay chúng ta đi tìm hiểu về về vi khuẩn, về hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn, nhận ra được sự đa dạng cũng như tìm hiểu được vai trò ứng dụng của chúng trong bài 27 để tìm ra nguyên nhân trả lời cho câu hỏi đó
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình dạng và cấu tạo của vi khuẩn
a. Mục tiêu: HS nhận biết sự tồn tại của vi khuẩn xung quanh chúng ta; nêu được các đại điện, mô tả được hình dạng và các thành phần cấu tạo nên vi khuẩn.
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giới thiệu hình 25.1, 25.2 trong SGK, có thể chuẩn bị bộ ảnh về các loại vi khuẩn khác nhau và cấu tạo vi khuẩn; sử dụng phương pháp trực quan kết hợp kí thuật hỏi - đáp để hướng dẫn HS hoạt động cá nhân hoặc theo cặp đôi; gợi ý và định hướng cho HS thảo luận các câu hỏi thảo luận trong SGK. 1. Quan sát hình 25.1, em có nhận xét gì về hình dạng của các loại vi khuẩn. Lấy ví dụ. 2. Tìm hiểu thông tin về sự phân bố của vi khuẩn trong tự nhiên. Em có nhận xét gì về môi trường sống của vi khuẩn? Lấy ví dụ. 3. Quan sát hình 25.2, em hãy xác định các thành phần cấu tạo vi khuẩn bằng cách chú thích các phần được đánh dấu từ (1)- (4). Sau đó GV đưa ra câu hỏi củng cố: Đặc điểm cấu tạo của virus và vi khuẩn khác nhau như thế nào? - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK. | 1. Đặc điểm của vi khuẩn a. Tìm hiểu đặc điểm hình dạng và cấu tạo của vi khuẩn + Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: hình que (trực khuẩn lị, trực khuẩn đường ruột), hình cầu (tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn) và hình xoản (xoắn khuẩn); một số vi khuẩn có hình dấu phẩy (phẩy khuẩn tả). + Vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi như: trong thức ăn ôi thiu, quần áo bẩn, vật dụng trong gia đình, trên cơ thể người, ... + Vi khuẩn trong tự nhiên phân bố ở các môi trường khác nhau như: đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật, trong lòng đất, ... * Hình 25.2: Các thành phần cấu tạo vi khuẩn: (1) Màng tế bào (2) Chất tế bào (3) Vùng nhân (4) Thành tế bào Virus chưa có cấu tạo tế bào, vi khuẩn có cấu tạo tế bào nhân sơ |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức