Soạn giáo án vật lí 6 chân trời sáng tạo Bài 5: đo khối lượng
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 6 Bài 5: đo khối lượng sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 5: ĐO KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sau khi học xong bài này, HS:
+ Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật.
+ Xác định được tắm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng của vật trong một số trường hợp đơn giản.
+ Dùng cân để chỉ ra được một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
+ Đo được khối lượng của một vật bảng cân.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Chủ động nhớ lại, ôn lại các đơn vị đo khối khượng đã biết;
+ Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn được phương án thực hiện đo khối lượng của một vật.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật; Nêu được tắm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo khối lượng trong một số trường hợp đơn giản
+ Tìm hiếu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được khối lượng của một vật bằng cân.
3. Phẩm chất
+ Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác
+ Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập
+ Kiên trị, tỉ mi, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu, có ý chí
+ vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: chuẩn bị một số dụng cụ đo khối lượng ( cân đòn ( nếu có), cân y tế, cân đĩa,....), máy chiếu, slide bài giảng,....
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu:
b. Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
- Gv đặt vấn đề theo gợi ý câu hỏi sgk để dẫn dắt vào bài:
- GV đưa ra 2 chiếc cốc để học HS quan sát
- Dẫn dắt: ai cốc giống nhau chứa cùng một thể tích chất lỏng: Một cốc chứa nước và một cốc chứa dầu ăn. Khối lượng của hai chất lỏng trong hai cốc có bằng nhau không? Làm sao để ước lượng chính xác, bài 5 ngày hôm nay chúng ta học sẽ hướng dẫn chúng ta trả lời câu hỏi đó
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. ĐƠN VỊ VÀ DỤNG CỤ ĐO KHỐI LƯỢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng, ghi nhớ các ước số và bội số thập phân của đơn vị kilogram
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi để trả lời câu hỏi số 1: + Hãy kể tên những đơn vị đo khối lượng mà em biết? - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ và thông tin sgk - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Gv nghe nhận xét và bổ sung | 1. Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng a. Tìm hiểu về đươn vị đo khối lượng Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilogram (kí hiệu kg) Các đơn vị đo khối lượng phổ biến: g, kg, yến, tạ, tấn,…. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng
a) Mục tiêu: HS nêu được các dụng cụ đo khối lượng thường gặp
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật động não chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, HS thảo luận nhóm với nhau rồi đại diện nhóm trả lời câu hỏi 2: + Ngoài những loại cân được liệt kê ở các hình 5.2a, b, c, hãy nêu thêm một số loại cản mà em biết và nêu ưu thế của từng loại cân đó Sau đó GV yêu cầu HS quan sát và đọc tên loại cân dưới đây và cho biết GHĐ và ĐCNN của cân. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động và chốt kiến thức. | 2. Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng Có nhiều loại cân khác nhau: Cân Robecvan, cân đòn, cân đồng hỏ, cân y tế, cân điện tử, cân tiểu li,... Ưu thế của các loại cân: + Cân Robecvan thường được dùng trong phòng thí nghiệm + Cân đồng hồ thường dùng trong đời sống, tuỷ thuộc vào giới hạn đo của cân để có thể được sử dụng trong mua bán + Cân y tế dùng trong đo khối lượng của cơ thể + Cân tiểu li dùng để cân khối lượng của các vật rất nhỏ, thường được dùng trong các tiệm mua bán vàng. ?HĐ: Cân đồng hố. GHĐ là 5 kg, ĐCNN là 20 g. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức