Soạn giáo án vật lí 6 chân trời sáng tạo Bài 38: lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 6 Bài 38: lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
dạy: :.../..../.....
BÀI 38: LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sau khi học xong bài này, HS:
+ Nêu được lực tiếp cúc xuất hiện khi vật ( hoặc đói tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật ( hoặc đói tượng) chịu tác dụng của lực, lấy được ví dụ về lực tiếp xúc
+ Nêu dược lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật ( hoặc đối tượng gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật ( hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực, lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến lực tiếp xúc và không tiếp xúc từ các sự vật hiện tượng, các hoạt động trong cuộc sống
+ Giao tiếp và hợp tác: Phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực;
+ Tìm hiểu tự nhiên: Giải thích được các trường hợp xuất hiện lực tiếp xúc và không tiếp xúc
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc trong đời sống.
3. Phẩm chất
+ Trách nhiệm trong nhiệm vụ của nhóm
+ Chăm chỉ trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: thanh nam châm, miếng sắt, tranh ảnh minh họa, slide bài giảng, máy chiếu, video ( nếu có),...
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
b. Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
- Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:
- Gv thực hiện thí nghiệm để HS quan sát khi đưa thanh nam châm lại gần một viên bi sắt đang nằm yên trên mặt bàn, thấy viên bi sắt lại gần phía nam châm. - - GV hỏi HS giải thích tại sao lại vậy ( chưa cần đánh giá mức độ chính xác của câu trả lời). Sau đó GV dẫn dắt vào bài học: Bài 38 hôm nay chúng ta học sẽ giải thích được cho chúng ta về hiện tượng này, tìm hiểu về thế nào tiếp xúc và lự ckhông tiếp xúc.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. LỰC TIẾP XÚC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực tiếp xúc
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm lực tiếp xúc.
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS quan sát hình 38.1a, 38.1b gợi ý HS thảo luận nội dung 1 trong SGK. Ở hoạt động này GV có thế sử dụng kĩ thuật động não, kĩ thuật dạy học XYZ. 1. Khi nâng tạ và khi đá bóng (hình 38.1a và 38.1b), vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật này có tiếp xúc với nhau không? Sau đó GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố: * Em hãy tìm các ví dụ về lực tiếp xúc trong đời sống. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm quan sát hình và trả lời câu hỏi - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK. | 1. Lực tiếp xúc Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật ( hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật ( hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực ? 1: + Ở hình 38.1a: Khi nâng tạ, tay ta đã tác dụng lên quả tạ một lực; Quả tạ chịu tác dụng của lực. + Ở hình 38.1b: Khi cầu thủ đá bóng: chân cầu thủ tác dụng lực lên quả bóng; Quả bóng chịu tác dụng của lực. Cả hai trường hợp này vật tác dụng lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng lực. Ví dụ về lực tiếp xúc: + Vật nặng tác dụng lên lò xo làm lò xo giãn ra. + Búa tác dụng lên định một lực làm định xuyên vào tường. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức