Soạn giáo án ngữ văn 10 chân trới sáng tạo Bài 9 Tiết : viết bài luận về bản thân
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 10 Bài 9 Tiết : viết bài luận về bản thân sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
.../.../....
TIẾT : VIẾT BÀI LUẬN VỀ BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Viết được bài luận về bản thân.
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập viết bài luận về bản thân.
- Năng lực tiếp thu các yêu cầu khi viết bài văn, đoạn văn.
3. Phẩm chất:
- Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ. học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
c. Sản phẩm: HS chia sẻ về những thói quen không tốt của mọi người xung quanh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ: Em đã từng viết bài giới thiệu về bản thân chưa? Đó là viết trong hoàn cảnh nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- GV gợi ý các tiêu chí: cần kể đúng sự thật, ngắn gọn, kể có trọng tâm và các chi tiết chính….
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong cuộc sống, có những hoàn cảnh em cần phải thuyết phục người khác tin vào năng lực, phẩm chất thực hiện nhiệm vụ, công việc hay hoạt động nào đó của chính mình. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về viết bài luận về bản thân.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài luận về bản thân
a. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi viết bài luận về bản thân.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu đối với Bài luận viết bài luận về bản thân
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung Định hướng trong SGK (trang 104) - GV đặt câu hỏi: + Những trường hợp nào em cần viết bài luận về bản thân? + viết bài luận về bản thân là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. - GV bổ sung: Bài luận về bản thân không phải là văn bản ca ngợi chính mình mà là bản giải trình một cách trung thực những điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương quan với mức độ yêu cầu của tổ chức, cá nhân, hoạt động cần thực hiện. | 1. Yêu cầu đối với viết bài luận về bản thân - Những tình huống cần viết bài luận về bản thân: + Em muốn được chấp thuận là thành viên trong Câu lạc bộ của nhà trường. + Em muốn thuyết phục thầy, cô và bạn bè trong lớp tin vào khả năng đảm nhiệm công việc làm cán sự lớp. + Em muốn Ban Tuyển sinh của trường cao đẳng, đại học ở nước ngoài tin vào năng lực của em để cấp học bổng du học; muốn thuyết phục Ban Tổ chức lễ hội ở địa phương cho phép tham gia vào một số khâu của công tác tổ chức;... - Khái niệm: Viết bài luận về bản thân là nêu lên các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người khác hiểu khả năng, điều kiện và nguyện vọng của mình, từ đó đồng thuận và cho phép tham gia, thực hiện nhiệm vụ, công việc, hoạt động,... nào đó.
|
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài văn tham khảo
a. Mục tiêu: nắm được các kĩ năng khi viết bài luận về bản thân.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS phân tích được bài văn tham khảo.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm, hướng dẫn HS đọc bài viết tham khảo để nhận biết được đặc điểm của bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, chú ý các ý hướng dẫn bên cột phải. + Bố cục bài viết đã đáp ứng được yêu cầu đối với kiểu bài Viết bài luận về bản thân hay chưa? + Các bằng chứng được nêu trong bài luận có đặc điểm gì? + Người viết đã làm gì để bài luận xác thực, đáng tin cậy? + Bạn có nhận xét gì về giọng điệu ngôn ngữ của bài luận? + Ở kết bài, thông điệp mà người viết nêu lên là gì? Bạn có nhận xét gì về thông điệp ấy? - GV đặt câu hỏi tổng kết: Qua bài luận, theo em khi biết bài luận về bản thân em cần chú ý những gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. - GV rút ra kết luận, củng cố kiến thức cho HS. | 2. Phân tích bài tham khảo a. Trả lời câu hỏi - Bố cục bài viết đã đáp ứng trọn vẹn yêu cầu đối với kiểu bài Viết bài luận về bản thân. - Các bằng chứng được nêu trong bài luận có đặc điểm: cụ thể, xác thực, tiêu biểu, làm bật lên đặc điểm của bản thân người viết là có đam mê, có những ý tưởng thực tế đưa ra văn chương gần hơn với cuộc sống. - Để bài luận xác thực, đáng tin cậy, người viết đã đưa ra những thông tincuj thể chi tiết về không gian và thời gian. - Giọng điệu khiêm tốn, say mê, nhiệt huyết khi nói về những ý tưởng, kế hoạch của mình. Ngôn ngữ bình dị chân thành. - Thông điệp bài viết đưa ra là “văn học gắn với cuộc sống, việc đọc sách là nhịp cầu kết nối những tâm hồn”. Đây là một thông điệp có ý nghĩa lan tỏa giá trị sống tích cực đến người đọc. b. Các lưu ý khi viết bài luận về bản thân: - Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần viết bài luận. - Tìm hiểu về đối tượng cần thuyết phục (Họ là ai, họ có yêu cầu gì, họ cần gì ở mình?). - Suy nghĩ về bản thân: mong muốn, khả năng, điều kiện, điểm mạnh, điểm hạn chế, mức độ hoàn thành công việc,... - Xác định các luận điểm và những lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ cho mỗi luận điểm trong bài viết. - Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn. - Nhờ những người có kinh nghiệm, hiểu biết đọc, góp ý để hoàn thiện bài viết.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác