Soạn giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 3 - Nói Và Nghe
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 10 Bài 3 - Tiết ...: Nói Và Nghe. Giới Thiệu, Đánh Giá Về Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Một Bài Thơ sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TIẾT ...: NÓI VÀ NGHE. GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT BÀI THƠ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
- Năng lực nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS về bài học Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Trong Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên, chúng ta đã học những văn bản thơ nào? Em có nhận xét, đánh giá gì về nội dung và nghệ thuật của một văn bản thơ trong những văn bản đã học đó?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn vào bài học mới: Ở tiết trước, chúng ta đã học Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. Cũng là đánh giá một bài thơ, nhưng tiết học này, các em sẽ được học cách thể hiện thông qua hành động nói. Chúng ta cùng đi vào bài Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Xác định các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ
a. Mục tiêu: Xác định được các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi của GV liên quan đến các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS liên quan đến các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK và tóm tắt nội dung của các bước giới thiệu về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm nghe yêu cầu của GV, sau đó thực hiện việc đọc và tóm tắt. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Xác định các bước giới thiệu về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ 1. Bước 1: Chuẩn bị nói - Xác định đề tài: Đề tài của bài nói là bài thơ mà bạn chọn để giói thiệu. Bạn có thể sử dụng bài thơ mình đã thực hiện bài viết. Nếu chọn bài thơ khác, bạn sử dụng tiêu chí lựa chọn như với bài viết. 2. Bước 2: Trình bày bài nói - Thể hiện được cảm nhận riêng của mình về bài thơ. - Giọng đọc, giọng nói cần truyền cảm, nhất là khi đọc bài thơ và các trích dẫn thơ. 3. Bước 3: Trao đổi, đánh giá - Trao đổi: Khi trao đổi với người nghe, bạn cần: · Lắng nghe với thái độ cầu thị và ghi chép tóm lược ý kiến, những vấn đề cần trao đổi thêm. · Dành thời gian phù hợp để trao đổi những nội dung cần thiết. - Đánh giá: Trong vai trò người nói cũng như vai trò người nghe, bạn có thể đánh giá phần trình bày dựa vào bảng kiểm dưới đây.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác