Soạn giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 5 - Thảo Luận Về Một Vấn Đề Có Ý Kiến Khác Nhau
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 5 - Thảo Luận Về Một Vấn Đề Có Ý Kiến Khác Nhau sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
NÓI VÀ NGHE
TIẾT…: THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập thuyết trình về một địa chỉ văn hóa.
- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.
3. Phẩm chất:
- HS biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài họcThảo luận về một vấn đề có ý kiến khác nhau.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
c. Sản phẩm:Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời: Trong lớp, Em cùng các bạn đã từng thảo luận về một vấn đề nào mà có nhiều ý kiến trái chiều chưa? Khi đó, các em đã giải quyết vấn đề như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Các vấn đề trong cuộc sống luôn tồn tại những quan điểm trái chiều hoặc khác biệt. Khi thảo luận về một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, bạn cần bảo vệ quan điểm của mình nếu hợp lí, nhưng cũng cần tôn trọng những ý kiến khác biệt.. Bài học hôm nay chúng ta cùng luyện tập phần nói và nghe về Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau
a. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi trình bày thảo luận về kiểu bài Thảo luận về một vấn đề có ý kiến khác nhau.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu khi thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung trong SGK (trang 146) và cho biết: + Mục đích của việc thảo luận về một vấn đề có ý kiến khác nhau là gì? + Hãy nêu một số ví dụ về các vấn đề cần thảo luận. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. - Gv nêu ví dụ có nhiều đề tài có thể lựa chọn để thảo luận như: + Nên ứng xử như thế nào trong môi trường học đường? + Có người quan niệm không nên lạm dụng kháng sinh, nhưng nhiều người lại cho rằng: khi ốm đau, tốt nhất là dùng kháng sinh cho nhanh khỏi bệnh. Em hãy trình bày ý kiến của mình về hai quan niệm trên. + Có ý kiến cho rằng nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” ("Quan Âm Thị Kính”) là người lẳng lơ, xấu tính. Ý kiến khác lại khẳng định Thị Mầu là người dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách. Trình bày ý kiến của em về vấn đề này. | 1. Yêu cầu đối khi Thảo luận về một vấn đề có ý kiến khác nhau - Mục tiêu của buổi thảo luận là cùng nhau tìm ra tiếng nói chung và giải pháp hợp lí cho vấn đề đang bàn.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên
PHÍ GIÁO ÁN:
- 300k/học kì
- 350k/cả năm
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án