Soạn giáo án ngữ văn 10 chân trới sáng tạo Bài 9 Tiết : Văn Bản : Đất Nước

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 10 Bài 9 Tiết : Văn Bản : Đất Nước sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

TIẾT   : VĂN BẢN : ĐẤT NƯỚC

I.   MỤC TIÊU

1.  Mức độ/ yêu cầu cần đạt

-     Hs có thể phân tích được thể loại, ý nghĩa bài thơ và liên kết với chủ điểm Khát vọng độc lập và tự do

2. Năng lực

     a.  Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

      b. Năng lực riêng

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đất nước

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đất nước

 - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ  thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất

- Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng

II.  THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.       Chuẩn bị của giáo viên

-         Giáo án

-         Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-         Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

-         Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

-         Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2.       Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.     TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.      KHỞI ĐỘNG

 a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho Hs, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Đất nước

b.Nội dung: GV cho HS xem 1 đoạn video ngắn về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và đặt câu hỏi về

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về tìm hiểu về bài thơ Đất nước d.Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  - GV đặt câu hỏi gợi mở: Em có biết gì về tác gia Nguyễn Đình Thi cũng như đã đọc tác phẩm thơ nào của ông chưa? Hãy chia sẻ cho các bạn ở lớp cùng biết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-       HS tìm hiểu thảo luận về tác giả Nguyễn Đình Thi và bài thơ Đất nước

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-       GV mời một số HS trả lời từng hình ảnh

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 -  GV nhận xét đánh giá       

- GV dẫn dắt vào bài: Nguyễn Đình Thi được biết đến là một nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông viết “chắc”, viết “khỏe”, với phong cách nghệ thuật phóng khoáng, sâu lắng theo hơi hướng hiện đại. Và nhắc đến ông không thể nào bỏ qua tác phẩm Đất nước. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phần văn bản đọc kết nối chủ điểm – Đất nước- tiết 1.

B.       HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

   a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Đất nước.

   b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Đất nước.

   c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Đất nước.

    d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả - tác phẩm và bố cục

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

-     Dựa vào văn bản trong SHS cùng với phần chuẩn bị trước ở nhà hãy trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu một số hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi và tác phẩm Đất nước?

+ Nhan đề Đất nước gợi cho em suy nghĩ gì?

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi

- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

- GV bổ sung:

Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Sau Cách mạng tháng

Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư kí Hội Văn hóa cứu quốc.

- Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuột đợt I năm 1996.

- Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lú văn học nghệ thuột. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên

hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Tên: Nguyễn Đình Thi

- Sinh năm : 1924 mất năm 2003

-  Quê quán: Ông sinh ra ở Luông Pra Băng (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Có cha là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương từng sang làm việc tại Lào.

- Nguyễn Đình Thi mất ngày 18 tháng 4 năm 2004. Có con trai là nhà văn nổi tiếng Nguyễn Đình Chính.

b. Phong cách sáng tác

- Thơ ông tự do, phóng khoáng nhưng vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.

- Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đâu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

c. Những tác phẩm chính

- THơ: Người chiến sĩ (1958), Bài thơ Hắc Hải (1958), Dòng sông trong xanh (1974), Tia nắng (1985), Đất nước (1948-1955), Nhớ, Lá đỏ....

- Tiểu thuyết: Xung kích, Vỡ bờ, Thu đông năm nay (1954), Bên bờ sông Lô (1957), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967)...

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian dài từ 1948 đến 1955. In trong tập Người chiến sĩ.

-     Gần như trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đã tham gia chiến dịch cùng sống, cùng chịu nhiều khói lửa chiến tranh. Trong khoảng thời gian ấy ông sáng tác một vài bài thơ như là “Sáng mát trong như sáng năm xưa”, “đêm mít tinh”... Bài thơ “Đất nước” là sự tổng hợp và sáng tạo thêm từ hai bài thơ trên.

b.  Nhan đề

Nhan đề của bài phần nào thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Nó là lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nghĩ về đất nước theo chiều dài lịch sử, tầm cao của giống nòi, quyết chiến đấu và hi sinh để bảo vệ và xây dựng đất nước.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác