Soạn giáo án mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 1 Bài 4: Mô hình khu bảo tồn thiên nhiên

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo Bài 4: Mô hình khu bảo tồn thiên nhiên sách chân trời sáng tạo bản 1. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: MÔ HÌNH KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được cách sắp xếp các hình cắt tạo không gian cho mô hình sản phẩm mĩ thuật.
  • Tạo được mô hình khu bảo tồn thiên nhiên bằng giấy bìa.
  • Chỉ ra được cách sắp xếp khoảng cách, vị trí hình khối tạo không gian trong sản phẩm mĩ thuật.
  • Chia sẻ được ý nghĩa của việc bảo vệ động vật quý hiếm và thiên nhiên trong cuộc sống.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.
  • Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm, thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt

Năng lực riêng:

  • Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nêu được cách sắp xếp các hình cắt tạo không gian cho mô hình sản phẩm mĩ thuật.
  • Sáng tạo và ứng dụng mĩ thuật: Tạo được mô hình khu bảo tồn thiên nhiên bằng giấy bìa.
  • Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Chỉ ra được cách sắp xếp khoảng cách, vị trí hình khối tạo không gian trong sản phẩm mĩ thuật; Chia sẻ được ý nghĩa của việc bảo vệ động vật quý hiếm và thiên nhiên trong cuộc sống.
  1. Phẩm chất
  • Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • - Quan sát, vấn đáp, gợi mở.
  • - Luyện tập, thực hành
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án Mĩ thuật 4 (Bản 1).
  • Tranh, ảnh minh họa theo nội dung bài học, sản phẩm mẫu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Mĩ thuật 4 (Bản 1).
  • Vở bài tập Mĩ thuật 4 (Bản 1).
  • Đồ dùng học tập: bìa các-tông, giấy vẽ, giấy màu, bút chì, tẩy, hồ dán,…; sản phẩm của bài Tạo hình động vật từ vật liệu đã qua sử dụng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

Khám phá môi trường sống của động vật hoang dã

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát minh họa SHS tr.38, thảo luận và chia sẻ về môi trường sống của các loài động vật hoang dã và cảnh vật ở môi trường đó.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình minh họa SHS tr.38.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh và cho biết:

+ Môi trường sống của các loài động vật hoang dã.

+ Cảnh vật ở môi trường sống của các động vật hoang dã đó.

- GV nêu câu hỏi để HS thảo luận, chia sẻ về môi trường sống của các loài động vật hoang dã và cảnh vật có ở môi trường đó.

+ Các loài động vật hoang dã thường sống trong môi trường nào?

+ Cảnh vật ở môi trường sống đó thường có những gì?

+ Em còn biết những địa điểm nào khác là môi trường sống của động vật hoang dã?

- GV mời đại diện HS xung phong chia sẻ những điều em biết về cuộc sống của các loài động vật hoang dã.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Môi trường sống của các loài động vật hoang dã: sống, suối, núi rừng, Vườn quốc gia,…

+ Môi trường sống của các loài động vật hoang dã có: thức ăn, nước uống, không gian sống, con mồi,….

HOẠT ĐỘNG 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

Các bước tạo mô hình khu bảo tồn thiên nhiên từ giấy bìa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa SHS tr.39, tìm hiểu và chỉ ra các bước tạo mô hình khu bảo tồn thiên nhiên từ giấy bìa.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình minh họa SHS tr.39.

  

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh và chỉ ra các bước tạo mô hình khu bảo tồn thiên nhiên từ bìa giấy.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Nêu các bước tạo mô hình khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Vẽ và cắt các hình cảnh vật trong khu bảo tồn được thực hiện ở bước nào?

+ Bước tiếp theo sau khi sắp xếp các cảnh vật là gì?

- GV gợi ý để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước tạo mô hình khu bảo tồn thiên nhiên từ giấy bìa.

 - GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Các bước tạo mô hình khu bảo tồn thiên nhiên từ giấy bìa:

●       Bước 1: Tạo và trang trí nền không gian ở phía xa của khu bảo tồn.

●       Bước 2: Vẽ và cắt hình các cảnh vật trong khu bảo tồn.

●       Bước 3: Sắp xếp cảnh vật tạo mô hình khu bảo tồn.

●       Bước 4: Trang trí thêm để hoàn thiện mô hình.

+ Sắp xếp hình cảnh vật theo các lớp xa, gần trong một không gian nhất định có thể tạo được mô hình khu bảo tồn thiên nhiên.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận cặp đôi theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 1

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman
  • Tất cả các bài đều soạn theo mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k/cả năm

LƯU Ý:

  • Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, lịch sử & địa lí, trải nghiệm - thì phí: 800k
  • Khi đặt: tặng kèm luôn mẫu đề kiểm + phiếu trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Giải bài tập những môn khác