Soạn giáo án mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 1 Bài 3: Tạo hình động vật từ vật liệu đã qua sử dụng
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo Bài 3: Tạo hình động vật từ vật liệu đã qua sử dụng sách chân trời sáng tạo bản 1. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: TẠO HÌNH ĐỘNG VẬT TỪ VẬT LIỆU ĐÃ QUA SỬ DỤNG
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được cách biến đổi hình khối của vật liệu đã qua sử dụng tạo sản phẩm mĩ thuật.
- Tạo được mô hình động vật từ các vật liệu đã qua sử dụng.
- Chỉ ra được vẻ đẹp của các dạng hình khối trong sản phẩm mĩ thuật.
- Chia sẻ được giá trị của đồ vật đã qua sử dụng và có ý thức tuyên truyền để bảo tồn các loài động vật quý hiếm.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.
- Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm, thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt
Năng lực riêng:
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nêu được cách biến đổi hình khối của vật liệu đã qua sử dụng tạo sản phẩm mĩ thuật.
- Sáng tạo và ứng dụng mĩ thuật: Tạo được mô hình động vật từ các vật liệu đã qua sử dụng.
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Chỉ ra được vẻ đẹp của các dạng hình khối trong sản phẩm mĩ thuật; Chia sẻ được giá trị của đồ vật đã qua sử dụng và có ý thức tuyên truyền để bảo tồn các loài động vật quý hiếm.
- Phẩm chất
- Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- - Quan sát, vấn đáp, gợi mở.
- - Luyện tập, thực hành
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV, Giáo án Mĩ thuật 4 (Bản 1).
- Tranh, ảnh minh họa theo nội dung bài học, sản phẩm mẫu.
- Đối với học sinh
- SGK Mĩ thuật 4 (Bản 1).
- Vở bài tập Mĩ thuật 4 (Bản 1).
- Đồ dùng học tập: giấy vẽ, giấy màu, bút chì, tẩy, hồ dán,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ Khám phá vật liệu và tạo hình của con vật a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa SHS tr.34, sản phẩm mẫu, thảo luận và chia sẻ về tên con vật, vật liệu và cách tạo hình con vật. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa SHS tr.34. - GV cho HS quan sát thêm một số sản phẩm mẫu do GV chuẩn bị. - GV yêu cầu HS quan sát và cho biết: + Tên con vật trong hình. + Vật liệu tạo hình con vật. + Cách tạo hình con vật. - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận với bạn bên cạnh: + Tên của con vật trong hình là gì? + Những hình khối nào có trong mô hình con vật? + Vật liệu nào tạo nên con vật đó? + Theo em, con vật được tạo nên bằng cách nào? + Theo em, có thể tạo hình con vật bằng vật liệu nào khác? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Con vật trong hình là: khủng long. + Vật liệu tạo nên khủng long: bìa cứng, màu vẽ, keo dán, bút màu,… + Cách tạo nên khủng long: lắp ghép các vật liệu, hình khối phù hợp để tạo hình khủng long. HOẠT ĐỘNG 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG Các bước tạo hình con vật từ vật liệu đã qua sử dụng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa SHS tr.35, tìm hiểu và chỉ ra các bước tạo hình con vật từ vật liệu đã qua sử dụng. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình minh họa SHS tr.35. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh, chỉ ra các bước tạo hình con vật từ vật liệu đã qua sử dụng. - GV nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận: + Nêu các bước tạo hình con vật từ vật liệu đã qua sử dụng. + Lắp ghép vật liệu để tạo hình con vật được thực hiện ở bước nào? + Bước tiếp theo sau khi lắp ghép các vật liệu là gì? - GV gợi ý để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước tạo hình con vật. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. + Các bước tạo hình con vật từ vật liệu đã qua sử dụng: ● Bước 1: lựa chọn vật liệu có hình khối phù hợp với các bộ phận của con vật. ● Bước 2: điều chỉnh và lắp ghép các vật liệu đã chọn để tạo hình con vật. ● Bước 3: tạo thêm chi tiết thể hiện đặc điểm của con vật, hoàn thiện sản phẩm. + Kết hợp hình khối các vật liệu đã qua sử dụng có thể tạo được hình con vật. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO Tạo hình động vật hoang dã a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tập hợp được các vật liệu đã qua sử dụng và lựa chọn hình khối phù hợp để tạo hình động vật hoang dã theo các bước gợi ý. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS tập hợp các vật liệu đã qua sử dụng và lựa chọn hình khối phù hợp để tạo hình động vật hoang dã theo các bước gợi ý. - GV trình chiếu cho HS quan sát hình động vật hoang dã và sản phẩm mẫu:
|
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS thảo luận cặp đôi theo hướng dẫn của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 1
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2