Soạn giáo án mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 1 Bài 2: Phong cảnh quê em
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo Bài 2: Phong cảnh quê em sách chân trời sáng tạo bản 1. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: PHONG CẢNH QUÊ EM
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được cách xé, dán giấy màu tạo sản phẩm mĩ thuật.
- Tạo được bức tranh về hoạt động của gia đình bằng hình thức xé dán giấy màu.
- Chỉ ra được màu gợi cảm giác nóng, lạnh và chất cảm có trong sản phẩm mĩ thuật.
- Chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của những hoạt động trong gia đình.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.
- Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm, thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt
Năng lực riêng:
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nêu được cách xé, dán giấy màu tạo sản phẩm mĩ thuật; nhận biết được màu nóng, màu lạnh và tỉ lệ.
- Sáng tạo và ứng dụng mĩ thuật: Tạo được bức tranh về hoạt động của gia đình bằng hình thức xé dán giấy màu.
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Chỉ ra được màu gợi cảm giác nóng, lạnh và chất cảm có trong sản phẩm mĩ thuật; chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của những hoạt động trong gia đình.
- Phẩm chất
- Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- - Quan sát, vấn đáp, gợi mở.
- - Luyện tập, thực hành
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV, Giáo án Mĩ thuật 4 (Bản 1).
- Tranh ảnh xé dán về chủ đề Phong cảnh quê em.
- Đối với học sinh
- SGK Mĩ thuật 4 (Bản 1).
- Vở bài tập Mĩ thuật 4 (Bản 1).
- Đồ dùng học tập: giấy vẽ, giấy màu, bút chì, tẩy, hồ dán,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ Khám phá cảnh đẹp quê hương đất nước a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, gợi mở cho HS nhớ lại những cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà các em cùng gia đình đã đến hoặc các em đã biết và chia sẻ về tên địa điểm, vẻ đẹp của cảnh vật nơi đó. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh về cảnh đẹp quê hương, đất nước SHS tr.10 và một số hình ảnh GV cung cấp thêm:
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, chia sẻ những điều các em ấn tượng về cảnh đẹp quê hương, đất nước mà các em đã được đến cùng gia đình hoặc các em biết thông qua các phương tiện thông tin. - GV hướng dẫn HS nội dung trao đổi, thảo luận theo các câu hỏi gợi mở: + Em cùng gia đình đã đến hoặc em biết những cảnh đẹp nào của quê hương đất nước? + Cảnh đẹp đó ở đâu? Thuộc vùng miền nào? + Nơi đó có những cảnh vật gì? Màu sắc của cảnh vật tạo cho em cảm giác như thế nào? - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Cảnh đẹp quê hương đất nước Việt Nam ta vô cùng độc đáo và phong phú: phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những giá trị độc đáo về đa dạng sinh học, văn hóa và kiến trúc. + Đất nước Việt Nam tươi đẹp còn là điểm du lịch tuyệt vời, hấp dẫn hàng đầu Đông Nam Á. HOẠT ĐỘNG 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG Các bước vẽ tranh phong cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa SHS tr.11, tìm hiểu và chỉ ra được các bước vẽ tranh phong cảnh. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình minh họa SHS tr.11. - GV yêu cầu HS tìm hiểu và chỉ ra các bước vẽ tranh phong cảnh theo cảm nhận của bản thân thông qua hình minh họa. - GV hướng dẫn, nêu câu hỏi gợi mở cho HS: + Nêu các bước vẽ tranh phong cảnh. + Hình minh họa có những cảnh vật gì? Ở đâu? + Vẽ màu cho bức tranh như thế nào để thể hiện được không gian ở xa, ở gần? + Các nhân vật trong tranh nên vẽ trước hay vẽ sau khi vẽ không gian của bức tranh? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Các bước vẽ tranh phong cảnh: ● Bước 1: Vẽ phác khung cảnh để xác định bố cục tranh. ● Bước 2: Vẽ thêm nhân vật và cảnh vật cho bức tranh. ● Bước 3: Vẽ màu cho không gian ở xa trước, ở gần sau. ● Bước 4: Vẽ rõ hình cảnh vật chính, hoàn thiện bức tranh. + Màu sắc và đậm nhạt có thể diễn tả được không gian xa, gần và cảm giác về nóng, lạnh trong tranh.
|
- HS quan sát hình ảnh.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe tiếp thu, ghi nhớ.
|
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận