Soạn giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Ôn tập chủ đề 1. Giới thiệu chung về trồng trọt
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công nghệ trồng trọt 10 Ôn tập chủ đề 1. Giới thiệu chung về trồng trọt sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu và trình bày được những kiến thức đã học về vai trò, triển vọng của trồng trọt; phân loại cây trồng; mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính.
2. Về năng lực
- Năng lực công nghệ:
- Trình bày được các nội dung về vai trò, triển vọng của trồng trọt; phân loại cây trồng; mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính.
- Năng lực chung:
● Chủ động tự tìm hiểu thêm các nội dung liên quan kiến thức bài học.
● Làm việc theo nhóm: thảo luận để trả lời các câu hỏi và thuyết trình, thảo luận trước lớp.
2. Phẩm chất:
- Có ý thức học tập và rèn luyện, trách nhiệm với các nhiệm vụ học tập được giao.
- Yêu thích ngành nghề trồng trọt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
● SGK, SGV, Giáo án.
● Máy tính, máy chiếu
● Các hình ảnh về các công nghệ trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; hình ảnh các sản phẩm là thành tựu của ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt.
2. Đối với học sinh
● SGK, SBT, vở ghi
● Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở cho HS nhớ lại các kiến thức đã học trong chủ đề 1.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi : Trong chủ đề 1, em đã được tìm hiểu những nội dung gì ? Hãy liệt kê lại những nội dung em đã được học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.
- GV dẫn dắt vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại các nội dung trong chủ đề 1. Giới thiệu chung về trồng trọt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: HS trình bày và giải thích được các nội dung đã học trong chủ đề 1.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ theo mẫu trang 18.
c. Sản phẩm học tập: sơ đồ đã hoàn thành của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ trong SGK và điền vào các nội dung còn thiếu theo nhóm : ● Nhóm 1,4 : Trồng trọng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ● Nhóm 2, 5 : Phân loại cây trồng ● Nhóm 3, 6 : Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ và hoàn thành bài tập - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 1. Hệ thống hóa kiến thức a. Trồng trọng trong bối cảnh cuộc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Vai trò của trồng trọt: ● Lương thực, thực phẩm ● Nguyên liệu chế biến ● Thức ăn chăn nuôi ● Nông sản xuất khẩu ● Tạo việc làm ● Mang lại thu nhập cho người trồng trọt ● Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp ● Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp - Thành tựu ứng dụng công nghệ cao ● Giống cây trồng ● Chế phẩm sinh học chất lượng cao ● Nhà trồng cây, hệ thống trồng cây không dùng đất ● Máy nông nghiệp ● Thiết bị không người lái ● Hệ thống internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, cảm biến để quản lý trang trại thông minh. - Yêu cầu với người lao động: ● Sức khỏe tốt ● Có kiến thức và kĩ năng trồng trọt ● Có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành các thiết bị, dụng cụ sản xuất trong trồng trọt ● Chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong công việc, tuân thủ các quy định của pháp luật, có ý thức bảo vệ môi trường. ● Tuân thủ các quy định của pháp luật ● Có ý thức bảo vệ môi trường - Triển vọng của trồng trọt ● Tăng năng suất, chất lượng ● Tăng mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm ● Tăng giá trị sản phẩm trên thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm chất lượng cao ngày càng đa dạng hóa, đáp ứng được nhu cầu thị trường ● Hạn chế tối đa thất thoát sau thu hoạch giúp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm ● Ứng dụng công nghệ sản xuất sản phẩm được chú trọng trong các điều kiện bất lợi (khí hậu, thiên tai, đất xấu,...) ● Áp dụng công nghệ cơ giới, tự động hóa và công nghệ thông tin trong sản xuất sản phẩm để giảm thiểu công lao động, tăng độ chính xác về kĩ thuật, sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào ● Chất lượng nguồn nhân lực trồng trọt ngày càng b. Phân loại cây trồng - Phân loại theo nguồn gốc ● Cây ôn đới ● Cây nhiệt đới ● Cây á nhiệt đới Phân loại theo đặc tính sinh vật ● Theo chu kỳ sống ● Theo khả năng hóa gỗ của thân ● Theo số lượng lá mầm - Phân loại theo mục đích sử dụng ● Cây lương thực ● Cây công nghiệp ● Cây ăn quả và các loại cây khác. c. Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính - Giống ● Quyết định hình thái ● Khả năng sinh trưởng, phát triển ● Khả năng chống chịu sâu, bệnh - Ánh sáng ● 3 yếu tố ánh sáng ● Vai trò của ánh sáng - Nước ● Vai trò của nước ● Thời kỳ khủng hoảng nước - Đất: Điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cây trồng - Kỹ thuật canh tác: mục đích - Dinh dưỡng ● Vai trò của dinh dưỡng ● Triệu chứng thiếu dinh dưỡng |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác