Soạn giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 12 : tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công nghệ trồng trọt 10 Bài 12 : tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
CHỦ ĐỀ 5: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
BÀI 12 : TÁC HẠI CỦA SÂU BỆNH ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
· Trình bày được tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
· Nêu được ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
2. Về năng lực
- Năng lực công nghệ:
· Trình bày được tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
· Nêu được ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Năng lực chung:
● Chủ động tìm hiểu thêm các loại sâu, bệnh hại cây trồng phổ biến ở Việt Nam và tác hại của chúng đối với cây trồng ở địa phương em
2. Phẩm chất:
· Đề xuất được một số công việc, hoạt động của bản thân để góp phần phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
· SGK ông nghệ 10 – công nghệ trồng trọt
· Hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu hoặc video về tác hại của sâu bệnh gây ra cho cây trồng ; một số đại dịch do sâu, bệnh hại gây ra cho cây trồng như dịch châu chấu sa mạc, dịch vàng lùn sọc đen trên lúa, sâu keo mùa thu hại ngô, bệnh khảm lá sắn,…
· Máy tính, máy chiếu (trình chiếu hình ảnh, video liên quan đến nội dung bài học).
2. Đối với học sinh
● SGK Công nghệ lớp 10 - Công nghệ trồng trọt.
● Tìm hiểu tài liệu liên quan đến nội dung bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở nội dung vả tạo hứng thú cho HS về một số biểu hiện bất thường trên sản phẩm trồng trọt : bắp cải, đậu tương, xoài và kí giải nguyên nhân gây ra các biểu hiện bất thường đó
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình 12.1, thảo luận và trả lời câu hỏi mở đầu trong bài học
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi, bước đầu liên hệ đến nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 12.1 và mô tả những biểu hiện bất thường trên các bộ phận của cây trồng.
- GV đặt câu hỏi : Vì sao cây trồng lại có những biểu hiện như vậy ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- HS xung phong trình bày câu trả lời của mình trước lớp.
- Gợi ý trả lời:
+ Những biểu hiện bất thường trên các bộ phận của cây trồng:
· Hình A: lá bị úa vàng, bị thủng, rách do sâu ăn
· Hình B: mốc, đốm đen
· Hình C: quả bị sâu.
+ Cây trồng lại có những biểu hiện như vậy vì: sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào nội dung Bài 12. Tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
a. Mục tiêu:
- HS trình bày được tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
- HS nhận diện được các tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng thông qua quan sát Hình 12.2
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu thông tin mục 1 sgk, trả lời câu hỏi, hình thành kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS tìm hiểu về tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu cho HS một số hình ảnh và thông tin về sâu hại, bệnh hại : + Sau trận dịch rầy nâu năm 1977 – 1978, riêng ở đồng bằng sông Cửu Long đã mất hơn 1 triệu tấn thóc - GV chiếu video về tác hại của sâu, bệnh cho HS quan sát (link video) - GV yêu cầu các nhóm HS cùng nghiên cứu nội dung Mục 1 kết hợp với nội dung video vừa quan sát về các tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng; thảo luận, trả lời 2 câu hỏi hình thành kiến thức: + Sâu, bệnh gây ra những tác hại gì đối với cây trồng? + Vì sao sâu, bệnh hại làm giảm giá trị dinh dưỡng, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng? - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm phần luyện tập trong SGK – tr66 : Quan sát Hình 12.2 và cho biết tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs nghiên cứu mục 1, suy nghĩ tìm ra câu trả lời. - GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời * Gợi ý : 1. Sâu, bệnh hại làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản hoặc mất mùa; giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm; giảm khả năng nảy mầm và sức sống của hạt giống, giảm độ đồng đều của nông sản, để lại độc tố trong nông sản. 2. - Sâu, bệnh phá hoại các bộ phận của cây trồng do vậy ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hấp thu chất dinh dưỡng, vận chuyển chất dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng, tổng hợp các chất dinh dưỡng,... do vậy làm giảm giá trị dinh dưỡng của nông sản. - Một số loại nấm hại cây trồng nấm Aspergillus flavus gây bệnh ở hạt lạc),... tiết ra các độc tố gây độc cho người sử dụng. LT: A – Lá cây bị đốm đen B – Thân cây bị nổi u cục C – Rễ cây bị sần sùi D – quả bị đốm đen Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm, điều làm được, chưa làm được, hướng khắc phục. Kết luận kiến thức như mục sản phẩm, học sinh ghi lại vào vở cá nhân. | 1. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng - Sâu, bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống cây trồng. - Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch. - Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại : + Lá, quả bị đốm đen, nâu ; + Cành bị gãy, lá bị úa vàng, bị thủng, sần sùi + Quả bị chảy nhựa + Cây, củ bị thối + Thân, cành bị sần sùi + Rễ bị thối, bị sần sùi |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác