Soạn giản lược bài Thúy Kiều báo ân báo oán

Soạn văn 9 bài Thúy Kiều báo ân báo oán giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1: Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều:

  • Thuý Kiều là một người rất nặng tình, nặng nghĩa. Thúc Sinh đã có ơn cứu nàng ra khỏi lầu xanh, nhưng lại để mặc nàng cho Hoạn Thư hành hạ mà không giúp được gì cho nàng.
  • Nàng vẫn còn mãi nhớ về vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều.
  • Kiều dùng nhiều từ phù hợp với từng người. Lời nói với Thúc Sinh trang trọng, dùng nhiều điển cố vì Kiều vẫn luôn biết ơn Thúc Sinh, còn lời nói về Hoạn Thư lại nôm na bình dị, sử dụng lối nói dân gian tỏ thái độ xem thường.

Câu 2: 

  • Những lời đầu tiên khi Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu: mỉa mai, châm biếm. Nàng chào thưa Hoạn Thư và gọi Hoạn Thư là tiểu thư mặc dù vị thế của nàng và Hoạn Thư đã hoàn toàn đảo ngược.
  • Thái độ của Kiều: đe nghiến và ngầm có ý nghĩa báo trước rằng, những gì sắp xảy ra với Hoạn Thư sẽ tương ứng với những gì  Hoạn Thư đã làm với Kiều.

Câu 3: 

  • Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư: 
    • Thứ nhất, biện hộ rằng mình là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình
    • Thứ hai, ngầm kể công với kiều.
    • Thứ ba, bày tỏ thái độ khâm phục ngưỡng mộ của mình với Kiều
    • Cuối cùng, nhận tất cả lỗi lầm đó thuộc về mình và mong Kiều tha thứ.
  • Các lời lẽ của Hoạn Thư đã tác động đến Kiều: nhận ra sự khôn ngoan của Hoạn Thư, có phần nguôi ngoai cơn giận, mắc vào thế khó đành tha bổng cho Hoạn Thư.
  • Tính cách nhân vật Hoạn Thư: khôn ngoan, lọc lõi, đầy mưu mô, thủ đoạn.

Câu 4: 

  • Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư vì: lập luận lí lẽ của Hoạn Thư quá chặt chẽ. Hơn nữa, Kiều lại nặng tình nghĩa, giàu tình thương và lòng vị tha.
  • Theo em, việc làm đó của Kiều hoàn toàn hợp lí. 
  • Những lời cuối của Kiều với Hoạn Thư cho thấy Kiều là người giàu lòng vị tha, nặng tình nghĩa.

Câu 5: Tính cách Kiều và Hoạn Thư:

  • Kiều: ân nghĩa, giàu tình thương và lòng vị tha. Đối với Thúc Sinh biết ơn, trân trọng, đối với Hoạn Thư giận nhưng vẫn rộng lượng tha tội.
  • Hoạn Thư: khôn ngoan, lọc lõi, tâm địa đầy mưu mô, thủ đoạn.

Phần luyện tập

Câu 1: Những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư:

  • Thúy Kiều tình nghĩa, yêu ghét rõ ràng, rộng lượng. Kiều vẫn luôn nhớ ơn và báo ơn Thúc Sinh đã cứu mình khỏi lầu xanh, nhớ thù Hoạn Thư nhưng khi nghe lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư thì vẫn rộng lượng tha bổng.
  • Hoạn Thư : khôn ngoan, khéo nói : sợ hãi mà vẫn khéo léo bào chữa tội mình.
Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 9 tập 1, hướng dẫn soạn văn 9, soạn văn lớp 9 ngắn nhất, soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán

Bình luận

Giải bài tập những môn khác