Soạn giản lược bài câu nghi vấn

Soạn văn 8 câu nghi vấn giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Phần luyện tập

Câu 1:

a, câu nghi vấn là: Chị khất tiền sưu đến mai phải không?

b, câu nghi vấn là: Tại sao con người phải khiêm tốn như thế?

c, câu nghi vấn là: văn là gì? Chương là gì?

d, câu nghi vấn: chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?

Lí do nhận biết:

  • Hình thức: Có dấu hỏi chấm khi viết, có các từ nghi vấn: gì, không, hả, gì thế
  •  Nội dung: Mục đích dùng để hỏi

Câu 2:

  • Có thể xác định các câu trên là câu nghi vấn vì trong các câu ấy có từ nối các vế có quan hệ lựa chọn là: hay, hay là, hay tại
  • Trong các câu này không thể thay từ hay bằng từ hoặc được vì từ hoặc mặc dù cũng để nối các vế câu có quan hệ lựa chọn, song về nghĩa, nó lại không tạo ra câu nghi vấn mà nó chỉ có thể tạo ra những câu mang sự lựa chọn đơn thuần.

Câu 3:

Các câu trên có những dấu hiệu của câu nghi vấn. Tuy nhiên, các câu trên không phải là câu nghi vấn nên chúng ta không thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối những câu này được vì những từ ngữ mang dấu hiệu của câu nghi vấn giữ vai trò khác trong câu: chúng mang nghĩa khẳng định.

    • Từ "không" trong câu (a) để khẳng định nếu Chân, Tay, Tai, Mắt, Mũi không làm việc thì lão Miệng cũng không thể sống được.
    • Từ "tại sao" trong câu (b) để khẳng định lúc bấy giờ ông giáo đã hiểu nguyên nhân lão Hạc bán con chó Vàng của lão
    • Từ  "nào" trong câu (c) để khẳng định giá trị của những loài cây trên đất nước Việt Nam
    • Từ "ai" trong câu (d) là đại từ phiếm chỉ, để khẳng định người nào cũng thấy cảnh biên rất đẹp.

Câu 4:

  • Hình thức: là câu nghi vấn nhưng nghĩa khác nhau.
  • Ý nghĩa:
    • Câu (a) là câu hỏi xã giao, mang ý nghĩa người hỏi không biết người bị hỏi có khỏe không câu (b) mang ý nghĩa người hỏi biết người bị hỏi bị ốm nhưng không biết đã khỏi hay chưa.

Câu trả lời thích hợp cho từng câu là

  • a, Tôi vẫn khỏe, cảm ơn anh hoặc dạo này tôi không khỏe lắm.
  • b, Tôi đã khỏe rồi hoặc tôi vẫn chưa khỏi hẳn

 Đặt câu với mô hình:

    • Bạn có ăn cơm không?
    • Bạn đã ra khỏi nhà chưa?

Câu 5:

Khác nhau về hình thức:

  • Câu a có từ bao giờ đặt đầu câu.
  • Câu b có từ bao giờ đặt cuối câu.

Khác nhau ý nghĩa:

  • Hành động câu a diễn ra trong tương lai
  • Hỏi về hành động đã diễn ra rong quá khứ

Câu 6:

  • Câu nghi vấn đúng là câu a, dù không biết rõ trọng lượng của vật nhưng ta vẫn cảm nhận được vật đó nặng, nhẹ bao nhiêu.
  • Câu nghi vấn b không hợp logic vì khi chưa biết giá của mặt hàng thì không thể nói vật đó đắt hay rẻ.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: soạn giản lược văn 8, hướng dẫn soạn văn 8, soạn văn lớp 8 ngắn nhất, soạn bài Câu nghi vấn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác