Soạn giản lược bài ôn tập về văn bản thuyết minh

Soạn văn 8 Ôn tập về văn bản thuyết minh giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Phần luyện tập

Câu 1: 

Lập dàn ý cho các đề như sau:

  • Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt:
    • Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng đó.
    • Thân bài:
      • Miêu tả khát quát về đồ dùng (màu sắc, chất liệu, hình dáng)
      • Giới thiệu cấu tạo của đồ dùng
      • Giới thiệu công dụng đồ dùng
      • Bảo quản và sử dụng
      • Vai trò và ý nghĩa của đồ dùng đó
    • Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân
  • Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em:
    • Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh đó
    • Thân bài:
      • Nguồn gốc của danh lam thắng cảnh (lý do chọn)
      • Miêu tả bao quát về danh lam, thắng cảnh.
      • Giới thiệu từ xa đến gần, từ ngoài vào trong cấu tạo.
      • Giới thiệu vai trò và ý nghĩa
      • Công tác bảo tồn
    • Kết bài: Cảm nghĩ bản thân.
  • Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học:
    • Mở bài: Giới thiệu khái quát về văn bản, thể loại văn học (tác giả, hoàn cảnh sáng tác)
    • Thân bài:
      • Giới thiệu nội dung tác phẩm
      • Giới thiệu các nhân vật (chú trọng nhân vật trung tâm)
      • Giới thiệu các chi tiết, hành động tiêu biểu.
      • Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm
      • Gía trị nhân văn của tác phẩm mang đến.
    • Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân.
  • Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập (một thí nghiệm):
    • Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng hay thí nghiệm đó
    • Thân bài:
      • Nguyên liệu cần có
      • Cách làm 
      • Cách sử dụng
      • Đánh giá kết quả.
    • Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân

Câu 2:

Tham khảo các đoạn văn của các đề như sau:

  • Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt:

Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.

  • Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em:

Hồ Núi Cốc có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại.

  • Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản:

Trong văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là thể thơ hay và chính những thể thơ ấy đã làm nên những thành công cho biết bao nhiêu thi sĩ. Những thể thơ trong kho tàng thơ ca thật sự rất phong phú đặc biệt là thời thơ ca trung đại chúng ta có vay mượn Trung Quốc. Tiêu biểu trong đó có thể thơ thất ngôn bát cú. Thể thơ thất ngôn bát cú là thể loại thơ có 8 câu mỗi câu có 7 chữ. Như vậy thì tổng số chữ trong một bài là 56. Chính những quy luật ấy đã làm nên những cái hay cái quy định của thể thơ.

  • Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây:

Đào khoe sắc thắm báo hiệu một năm đã qua, năm mới lại về. Năm mới với những thử thách mới, hi vọng mới, niềm tin mới. Sắc đào rộ lên là lúc báo hiệu thời khắc thiêng liêng của một năm lại tới. Người người ai ai cũng quây quần đoàn tụ với gia đình. Dù ai đi ngược về xuôi vẫn nhớ đến gia đình quê hương mà tìm về vào dịp Tết không quên mang theo cành đào, cành mai về làm quà. 

  • Thuyết minh về một giống vật nuôi:

Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

  • Giới thiệu về một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam:

Trò chơi kéo co không ai biết nó đã có từ bao giờ, từng thế từ thế hệ này đến thế hệ khác đều ít nhất một lần tham gia hay chứng kiến trò chơi kéo co này. Đây là trò chơi mang tính đồng đội rất cao và tập trung vào sức mạnh để giành chiến thắng. Trò chơi này không chỉ có trẻ con mới chơi ở những vùng nông thôn mà hiện nay nó còn được phổ biến rộng rãi ở tất cả các địa phương, ở mọi lứa tuổi. Bởi nó đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia trò chơi, nhất là trong các dịp lễ hội hay các hoạt động ngoài trời.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: soạn giản lược văn 8, hướng dẫn soạn văn 8, soạn văn lớp 8 ngắn nhất, soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác