Soạn giản lược bài nhớ rừng

Soạn văn 8 nhớ rừng giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

  • Đoạn 1: miêu tả cảnh xung quanh cũi sắt, nỗi căm hờn của con hổ khi bị nhốt và xung quanh những con vật mà hổ xem là tầm thường
  • Đoạn 2: con hổ nhớ lại những ngày còn trên núi, ngày mà bản thân còn làm chúa tể, ngự trị đầy uy quyền trên rừng xanh
  • Đoạn 3: niềm tiếc nhớ khôn nguôi của con hổ về những ngày tháng oanh liệt đầy oai hùng
  • Đoạn 4: . Con Hổ chê cười vẻ giả dối được tạo ra, xem thường sự nhân tạo bình thường mà dám đòi như cảnh hùng vĩ nơi núi rừng
  • Đoạn 5: Lời nhắn gửi và khát khao chốn núi rừng hùng vĩ

Câu 2:

a, Phân tích

  • Đoạn 1,4: không gian, cảnh sắc
    • Cũi sắt chật hẹp tù túng
    • Giả dối, buồn tẻ, cảnh không đời nào thay đổi, dòng nước đen, chẳng thông dòng, hoa chăm, lối phẳng, vừng lá hiền lành, không bí hiểm và chẳng hề có âm thanh
    • Nằm dài, khinh thường lũ gấu, cặp báo. Từ chúa tể rừng xanh bị hạ thấp ngang hàng với những con vật mà hổ xem thường. Bị biến thành thứ đồ chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn, ghét cảnh vật nhân tạo nơi sở thú. Tâm trạng căm hận, đau đớn, buồn bã, căm ghét vẻ  giả dối tầm thường.
  • Đoạn 2,3: không gian, cảnh sắc
    • Bao la, rộng lớn, âm u và bí hiểm
    • Hùng vĩ, thơ mộng, âm thanh vang vọng
    • Hành động và tâm trạng
    • Bước dõng dạc, uy nghiêm thể hiện vị thế của một chúa tể rừng xanh khiến cho mọi vật đều im hơi. Thể hiện được oai nghiêm của một bậc đế vương, cao cả, uy nghi và dũng mãnh. Tâm trạng hả hê, sảng khoái khi làm chúa tể bước đến đâu mọi vật đều im hơi lặng tiếng đến đấy.

b, Nhận xét

  • Đoạn thơ sử dụng nhiều từ Hán Việt thể hiện sự uy nghiêm, hùng dũng, đường bệ của một vị chúa tể: sơn lâm (núi rừng), sinh (sống), thảo (cỏ),...
  • Nhịp thơ đa dạng phong phú: 5/3, 6/2, 4/4,...
  • Sử dụng nhiều điệp từ: nào đâu, đâu, nay còn đâu,....
  • Hình ảnh phong phú: tiếng gió gào ngàn, thét núi, trường ca dữ dội, sóng cuộn nhịp nhàng,....

c, Tâm sự của con hổ

  • Tâm sự của con hổ đa dạng. Nỗi căm hận, phẫn uất khi bị nhốt, bị xem thường, khinh thường với khung cảnh giả tạo đầy chán ghét, niềm nhớ nhung khung cảnh oai hùng khi xưa
  • Tâm sự gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam lúc bấy giờ:  người dân Việt Nam bị giam hãm tù đày làm nô lệ, thân phận người bị mất nước đắng cay, tủi nhục và niềm nhớ nhung khung cảnh hào hùng khi xưa của ông cha ta,  đồng thời cũng nung nấu ý chí vực dậy đất nước trở lại thời kỳ đầy hào hùng giống con hổ quay lại núi rừng

Câu 3:

  • Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.
  • Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng  khơi gợi cho người  con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù 

Câu 4:

Qua nhận định ấy, Hoài Thanh muốn khẳng định những giá trị về nghệ thuật của bài thơ Nhớ rừng. Thật vậy, những giá trị nghệ thuật chính là một điểm đặc sắc tạo ra khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc khi thưởng thức bài thơ này của Thế Lữ.

  • Trước hết, người đọc hình dung được một khung cảnh hùng vĩ, những âm thanh dữ dội của đại ngàn: cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già; tiếng gió ngàn, giọng nguồn thét núi; thét khúc trường ca dữ dội, đêm vàng bên bờ suối....
  • Nhịp điệu của bài thơ được tạo ra bởi những điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc: Với tiếng...; Nào đâu...; Nơi ta...
  • Giọng điệu bài thơ được tạo nên bởi những động từ mạnh, những biện pháp đối trong các câu thơ sóng đôi...

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: soạn giản lược văn 8, hướng dẫn soạn văn 8, soạn văn lớp 8 ngắn nhất, soạn bài nhớ rừng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác