Soạn giản lược bài tổng kết phần văn
Soạn văn 8 tổng kết phần văn giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Phần luyện tập
Câu 1:
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Gía trị nội dung |
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác | Phan Bội Châu | Thất ngôn bát cú đường luật | Phong thái ung dung, khí phách hiên ngang kiên cường của người chí sĩ yêu nước trước cảnh tù đày. |
Đập đá ở Côn Lôn | Phan Châu Trinh | Thất ngôn bát cú đường luật | Ngợi ca người anh hùng với tư thế hiên ngang, tấm lòng trung hiếu với đất nước, với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. |
Muốn làm thằng Cuội | Tản Đà | Thất ngôn bát cú đường luật | Thể hiện tâm trạng buồn chán, ngao ngán trước thực tại u tối. |
Hai chữ nước nhà | Trần Tuấn Khải | Song thất lục bát | Thể hiện tình yêu nước sâu sắc và nỗi buồn khi đất nước bị giặc xâm lấn |
Nhớ rừng | Thế Lữ | Tự do | Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường và niềm khao khát tự do mãnh liệt. |
Ông đồ | Vũ Đình Liên | Ngũ ngôn | Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ” qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ những giá trị xưa cũ. |
Quê hương | Tế Hanh | Tự do | Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân. Qua đó ta thấy được tình cảm yêu quê hương của nhà thơ. |
Khi con tu hú | Tó Hữu | Lục bát | Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. |
Tức cảnh Pác Bó | Hồ Chí Minh | Thất ngôn tứ tuyệt | Phong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên vô bờ của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. |
Ngắm trăng | Hồ Chí Minh | Thất ngôn tứ tuyệt | Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. |
Đi đường | Hồ Chí Minh | Thất ngôn tứ tuyệt | Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí: vượt qua gian lao chồng chất sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang. |
Chiếu dời đô | Lí Công Uẩn | Chiếu | Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập |
Hịch tướng sĩ | Trần Quốc Tuấn | Hịch | Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù xâm lược. |
Nước Đại Việt ta | Ngyễn Trãi | Cáo | Mang ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hóa lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng, phong tục riêng… kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. |
Bàn luận về phép học | Nguyễn Thiếp | Tấu | Giúp ta hiểu mục đích của việc học để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. |
Thuế máu | Nguyễn Ái Quốc | Văn xuôi | Vạch trần bản chất xảo quyệt của thực dân đã biến những người nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. |
Câu 2:
Sự khác nhau giữa các văn bản thơ trong bài 12, 16 và 17, 18 là:
- Các bài văn tuần 15, 16 đều thuộc thể cổ điển : thất ngôn bát cú đường luật, song thất lục bát trong khi ở văn bản tuần 17, 18 các bài sử dụng các thể thơ mới như tự do, lục bát, ngũ ngôn,..
- Các bài thơ tuần 15, 16 sử dụng cách ngắt nhịp 4/3, tuân thủ quy lật vần đối khác với tuần 17, 18 sử dụng các thể thơ Mới có các ngắt nhịp tự do, không quy luật về vần đối
- Ngôn ngữ bài thơ tuần 15, 16 mang âm hưởng hào hùng, trang trọng trong khi thơ tuần 17, 18 ngôn ngữ bình dị đầy gợi cảm
=> Các bài 18, 19 được gọi là thơ Mới vì nó không còn cách viết theo lối viết cổ diển, các thể thơ cổ điển như trước nữa mà nó đã có sự đột phát:
- Về thể thơ, từ các thể thơ cổ điểm phát triển thành các thể thơ tự do, ngũ ngôn, lục bát,... giải phóng thơ triệt để khỏi quy tắc các phép tu từ, thanh vận chặt chẽ truyền thống, thậm chí có sự xuất hiện và phát triển mạnh của thể loại thơ tự do, thơ không vần…
- Về số lượng câu không bị giới hạn như những bài thơ truyền thống, ngôn ngữ hằng ngày được đưa vào thành ngôn ngữ nghệ thuật
- Về nội dung đa diện, phức tạp, thường không bị gò ép.Thơ mới chịu ảnh hưởng của các trào lưu, khuynh hướng trong thơ ca phương Tây như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa duy mĩ, chủ nghĩa ấn tượng
Bình luận