Soạn giản lược bài câu cảm thán
Soạn văn 8 câu cảm thán giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Phần luyện tập
Câu 1:
- Các câu trong những đoạn trích trên không phải đều là câu cảm thán.
- Các câu cảm thán có là: Than ôi! Lo thay! Nguy thay! (đoạn trích a); Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (đoạn b); Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân ra mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi (đoạn c).
- Các câu trên là câu cảm thán bởi vì có các từ cảm thán như: ôi, thay, hỡi, chao ôi và có dấu chấm than ở cuối câu.
Câu 2:
- Tuy nhiên không thể xếp những câu trên vào kiểu câu cảm thán được.
- Câu a: cảm xúc hoài nghi
- Câu b: cảm xúc oán hận
- Câu c: cảm xúc buồn bã
- Câu d: cảm xúc lo lắng.
- Bởi vì: những câu này không có đặc điểm của câu cảm thán như dấu chấm than ở cuối câu hay những từ cảm thán trong câu.
Câu 3:
Đặt câu:
- Câu a: Trước tình cảm của một người thân dành cho mình: Chao ôi, cháu cảm ơn dì!
- Câu b: Khi nhìn thấy mặt trời mọc: Cảnh mặt trời mọc sớm nay đẹp biết bao!
Câu 4:
Đặc điểm hình thức | Chức năng | |
Câu nghi vấn | có dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao,.. | dùng để hỏi |
Câu cầu khiến | có các từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... thường kết thúc bằng dấu chấm than | dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị,... |
Câu cảm thán | có các từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi,... kết thúc bằng dấu chấm than | dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết) |
Nội dung quan tâm khác
Từ khóa tìm kiếm: soạn giản lược văn 8, hướng dẫn soạn văn 8, soạn văn lớp 8 ngắn nhất, soạn bài câu cảm thán
Bình luận