Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu nghi vấn

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu nghi vấn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Dòng nào nói lên chức năng chính của câu nghi vấn?

  • A. Dùng để yêu cầu
  • B. Dùng để hỏi
  • C. Dùng để bộc lộ cảm xúc
  • D. Dùng để kể lại sự việc

Câu 2: Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn

  • A. Có từ "hay" để nối các vế có quan hệ lựa chọn.
  • B. Có các từ nghi vấn.
  • C. Khi viết ở cuối câu có dấu chấm hỏi.
  • D. Một trong các dấu hiệu trên đều đúng.

Câu 3: Câu nào là câu nghi vấn?

  • A. Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu.
  • B. Con có nhận ra con không?
  • C. Không ai dám lên tiếng khi đối diện với hắn.
  • D. Nó bị điểm không vì quay cóp trong giờ kiểm tra.

Câu 4: Câu nào sau đây không phải là câu nghi vấn?

  • A. Anh Chí đi đâu đấy?
  • B. Bao nhiêu người thuê viết / tấm tắc ngợi khen tài.
  • C. Cái váy này giá bao nhiêu?
  • D. Lớp cậu có bao nhiêu học sinh?

Câu 5: Đoạn văn trên có mấy câu nghi vấn?

“Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp, vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.”

 

  • A. 2 câu 
  • B. 3 câu 
  • C. 4 câu 
  • D. 5 câu

Câu 6: Câu thơ “Hồn ở đâu bây giờ?” là câu nghi vấn. Đúng hay sai?

  • A. Đúng 
  • B. Sai

Câu 7: Câu nào là câu nghi vấn?

  • A. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang / Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
  • B. Nhớ ai dãi nắng dầm sương / Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
  • C. Người nào chăm chỉ học tập người ấy sẽ tiến bộ.
  • D. Sao không để chuồng nuôi lợn khác!

Câu 8: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi?

  • A. Mẹ đi chợ chưa ạ?
  • B. Ai là tác giả của bài thơ này?
  • C. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
  • D. Bao giờ bạn đi Hà Nội?

Câu 9: Trường hợp nào không chứa câu nghi vấn?

  • A. Gặp một đám trẻ chăn trâu đang chơi trên bờ đầm, anh ghé lại hỏi: “Vịt của ai đó?”
  • B. Lơ lơ cồn cỏ gió đìu hiu / Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
  • C. Nó thấy có một mình ông ngoại nó đứng giữa sân thì nó hỏi rằng: - Cha tôi đi đâu rồi ông ngoại?
  • D. Non cao đã biết hay chưa? / Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.

Câu 10: Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi:

  • A. Bố đi làm chưa ạ?
  • B. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
  • C. Bao giờ bạn được nghỉ tết?
  • D. Ai bị điểm kém trong buổi học này?

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu: 

- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!"

(Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Câu 11: Đoạn trích trên có mấy câu nghi vấn?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 12: Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích trên?

  • A. Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu
  • B. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
  • C.  Đấy!
  • D. Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu quan cho!

Câu 13: Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn trong đoạn trích trên là gì?

  • A. Có từ "rồi", có dấu chấm kết thúc câu.
  • B. Có từ để hỏi "phải không", có dấu chấm hỏi kết thúc câu.
  • C. Có một từ duy nhất tạo thành câu, có dấu chấm than kết thúc câu.
  • D. Có từ "hãy", có dấu chấm than kết thúc câu.

Câu 14: Cho hai câu sau:

(1) Bao giờ anh đi Hà Nội?

(2) Anh đi Hà Nội bao giờ?

Hai câu trên có cùng hình thức là câu nghi vấn và có cùng ý nghĩa với nhau, đúng hay sai?

  • A. Đúng 
  • B. Sai 

Câu 15: Câu nào sau đây không phải là câu nghi vấn?

  • A. Bạn định nghĩa thế nào về một người bạn thân?
  • B. Anh đã khỏe hơn chưa?
  • C. Giờ chúng ta học tiếp hay nghỉ giải lao 5 phút nào?
  • D. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy thế.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác