Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu cầu khiến

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu cầu khiến. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Câu cầu khiến là câu như thế nào?

  • A. Là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,...đi, thôi, nào...hay ngữ điệu cầu khiến 
  • B. Là câu có những từ để hỏi như: phải không, đúng không,...hay ngữ điệu để hỏi
  • C. Là câu có những từ biểu đạt cảm xúc như: ôi, chao, trời ơi,...
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Khi viết, câu cầu khiến thường có đặc điểm gì?

  • A. Thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
  • B. Thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
  • C. Thường kết thúc bằng dấu phẩy, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
  • D. Thường kết thúc bằng dấu ba chấm, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.

Câu 3: Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?

  • A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến
  • B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị
  • C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

  • A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? (Ngô Tất Tố)
  • B. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên)
  • C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội ? (Nam Cao)
  • D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài)

Câu 5: Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:

  • A. Khuyên bảo
  • B. Ra lệnh
  • C. Yêu cầu
  • D. Cả A, B, C

Câu 6: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:

  • A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?
  • B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
  • C. Bỏ rác đúng nơi quy định.
  • D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.

Câu 7: Câu cầu khiến trong những câu dưới đây là:

“Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.”

  • A. Thôi đừng lo lắng
  • B. Cứ về đi
  • C. Mụ già sẽ là nữ hoàng
  • D. Cả A và B

Câu 8: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

“Đi nhanh thôi cậu.”

  • A. Yêu cầu
  • B. Khuyên bảo
  • C. Ra lệnh
  • D. Đề nghị

Câu 9: Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:

“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”

  • A. Nên
  • B. Đừng
  • C. Không
  • D. Hãy

Câu 10: Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau:

“Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:

- Mở cửa!”

  • A. Từ cầu khiến
  • B. Ngữ điệu cầu khiến
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 11: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

“Anh chớ có dây vào hắn mà rước họa vào thân”

  • A. Yêu cầu
  • B. Đề nghị
  • C. Khuyên bảo
  • D. Ra lệnh

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

..."Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con! hãy can đảm lên! thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra." 

(trích Cổng trường mở ra - theo Lý Lan)

Câu 12: Đoạn văn trên có sử dụng câu cầu khiến không?

  • A. Có 
  • B. Không

Câu 13: Có bao nhiêu câu cầu khiến trong đoạn văn trên?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 14: Xác định câu cầu khiến trong đoạn văn trên?

  • A. Đêm nay mẹ không ngủ được.
  • B. Đi đi con!
  • C. Hãy can đảm lên!
  • D. Thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.

Câu 15: Câu cầu khiến trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

  • A. Bày tỏ cảm xúc
  • B. Ra lệnh 
  • C. Đề nghị
  • D. Khuyên nhủ 

Câu 16: Có thể thay câu "Đi đi con!" bằng câu "Đi thôi con" được không?

  • A. Có 
  • B. Không

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác