Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Văn bản tường trình

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Văn bản tường trình. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tường trình là gì?

  • A. Là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
  • B. Là loại văn bản miêu tả cụ thể từng chi tiết của một sự vật, hiện tượng xuất hiện trong đời sống.
  • C. Là loại văn bản mang tính mệnh lệch, yêu cầu phải thực hiện đầy đủ, nếu không sẽ có những chế tài xử lí nghiêm khắc.
  • D. Là loại văn mang mang tính nghệ thuật như bài văn, bài thơ, bài phê bình văn học,...

Câu 2: Ai là người viết tường trình?

  • A. Là người có liên quan đến sự việc.
  • B. Là người chứng kiến sự việc. 
  • C. Là người được nghe kể lại sự việc 
  • D. Tất cả các đối tượng trên 

Câu 3: Ai là người nhận tường trình?

  • A. Là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải thích.
  • B. Là người có quan hệ ruột thịt với người viết tường trình.
  • C. Là người chứng kiến sự việc 
  • D. Tất cả các đối tượng trên

Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất mục đích viết văn bản tường trình?

  • A. Đề đạt ý kiến, nguyện vọng của cá nhân
  • B. Thông báo tình hình của đơn vị tập thể
  • C. Làm cho cấp trên hoặc một tổ chức nào đó hiểu đúng sự việc
  • D. Cam đoan làm hoặc không làm một việc nào nữa.

Câu 5: Khi trình bày sự việc đã xảy ra trong văn bản tường trình phải như thế nào?

  • A. Trình bày có sự thuyết phục
  • B. Trình bày trung thực, khách quan, rõ ràng, chính xác.
  • C. Trình bày sáng tạo mới mẻ
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 6: Lời văn trong văn bản tường trình cần đạt yêu cầu gì ?

  • A. Lời văn giàu hình ảnh, có cảm xúc.
  • B. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
  • C. Giản di, chính xác, dễ hiểu.
  • D. Lời văn sáng tạo, mang phong cách riêng.

Câu 7: Mục nào sau đây không phù hợp với văn bản tường trình ?

  • A. Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • B. Cảm xúc của người viết tường trình.
  • C. Địa điểm, thời gian.
  • D. Chữ kí và họ tên của người viết tường trình.

Câu 8: Tình huống nào cần phải viết văn bản tường trình ?

  • A. Bài thi của em bị điểm kém nhưng em cho rằng có sự nhầm lẫn. Em muốn xin hội đồng chấm thi xem lại bài của em.
  • B. Em bị ốm nên không đi học được. Em muốn mẹ xin cô giáo cho em nghỉ buổi học hôm đó.
  • C. Cô tổng phụ trách muốn biết kết quả hoạt động Đội của lớp em trong học kì I.
  • D. Lớp em có vụ lộn xộn trong giờ ra chơi. Cô chủ nhiệm yêu cầu em - với tư cách là lớp trưởng - trình bày rõ sự việc.

Câu 9: Tình huống nào không cần viết văn bản tường trình?

  • A. Một người bị nghi ngờ là thủ phạm của một vụ trộm cắp tài sản công dân. Anh ta muốn trình bày tình trạng ngoại phạm của mình.
  • B. Một khu phố xảy ra vụ trộm cắp tài sản công dân. Tổ trưởng khu phố đó trình bày sự việc đã xảy ra ở khu phố mình.
  • C. Một bạn học sinh nghỉ học không lí do. Bạn cần trình bày với cô giáo nguyên nhân bạn nghỉ học.
  • D. Em muốn làm thẻ thư viện của nhà trường.

Câu 10: Phần mở đầu văn bản tường trình không có mục nào trong những mục sau?

  • A. Quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • B. Địa điểm và thời gian làm tường trình.
  • C. Tên văn bản
  • D. Người (cơ quan) nhận văn bản tường trình
  • E. Lời đề nghị hoặc cam đoan

Câu 11: Phần nội dung của văn bản tường trình cần viết những điều gì ?

  • A. Thời gian, địa điểm tường trình
  • B. Nguyên nhân, hậu quả
  • C. Người chịu trách nhiệm
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 12: Phần kết thúc văn bản tường trình không có mục nào trong các mục sau ?

  • A. Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • B. Lời đề nghị
  • C. Lời cam đoan
  • D. Chữ kí và họ tên người tường trình

Câu 13: Tình huống sau có phải viết văn bản tường trình không ?

“Lớp em tự ý tổ chức đi tham quan mà không xin phép thầy, cô giáo chủ nhiệm”

  • A. Không
  • B. Có

Đọc bản tường trình sau và trả lời câu hỏi:

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hải Dương, ngày 7 tháng 06 năm 2009

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về việc mất xe đạp

Kính gửi: Ban công an phường Lê Thanh Nghị

Tên tôi là Nguyễn Thúy Hiền, hiện là học sinh lớp 8B trường THCS Bình Hàn, trú tại số nhà 12/7, phố Tuệ Tĩnh, phường Bình Hàn.

Tôi xin tường trình sự việc như sau: Vào khoảng 16h 30′ ngày 7 tháng 06 năm 2009, tôi khóa xe ở vỉa hè bên ngoài để vào hiệu sách Thế Kỉ Mới, số 22 đường Lê Thanh Nghị mua sách. Khoảng 15 phút sau trở ra, tôi không thấy xe của mình. Tôi đã hỏi người xung quanh nhưng không ai để ý cả. Tôi làm bản tường trình này kính mong Ban Công an phường tìm giúp tôi chiếc xe. Đó là một chiếc mini Nhật cũ, màu trắng, chuông có một vệt lõm sâu.

Tôi xin cam đoan những điều tôi tường trình trên đây là sự thật.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

                                                    Người viết tường trình

                                                   Hiền

                                                   Nguyễn Thúy Hiền

Câu 14: Bản tường trình trên nói về sự việc gì?

  • A. Việc mất xe đạp 
  • B. Việc chứng kiến cảnh tên trộm thực hiện hành vi ăn trộm 
  • C. Việc bán xe đạp ăn trộm 
  • D. Việc đánh nhau 

Câu 15: Bản tường trình trên đã đầy đủ hay chưa?

  • A. Đã đầy đủ 
  • B. Chưa đầy đủ 

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác