Lý thuyết trọng tâm toán 8 cánh diều bài: bài tập cuối chương VIII
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 8 cánh diều bài: bài tập cuối chương VIII. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. ÔN TẬP KIẾN THỨC CHÍNH CHƯƠNG VIII
Định lí Thales: Nếu một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại thì nó định ra trên hai cạnh ấy những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
Đường trung bình của tam giác: Đường trung bình của hai tam giác là đoạn nối trung điểm hai cạnh của tam giác đó.
Đường trung bình song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh đó.
Tính chất đường phân giác: Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề đoạn ấy.
Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác:
1. Cạnh – cạnh – cạnh
2. Cạnh – góc – cạnh
3. Góc – cạnh – góc
Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông:
1. Cạnh huyền – cạnh góc vuông
2. Hai cạnh góc vuông tỉ lệ với nhau.
3. Hai góc nhọn bằng nhau.
II. LUYỆN TẬP
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1a | Câu 1b | Câu 1c | Câu 2a | Câu 2b |
B | C | C | B | B |
Câu 3.
Ta có: NP // AB nên $\frac{NP}{AB}=\frac{CP}{BC}$ (định lí Thalès)
$\frac{MN}{BC}=\frac{BP}{BC}$ (MN = BP do BMNP là hình bình hành)
Suy ra: $\frac{MN}{BC}+\frac{NP}{AB}=\frac{BP}{BC}+\frac{CP}{BC}=\frac{BP+CP}{BC}=\frac{BC}{BC}=1$.
Câu 4.
Tam giác ABD có AI là đường phân giác của góc BAD
Suy ra: $\frac{ID}{IB}=\frac{AD}{AB}$ (Tính chất đường phân giác) (1)
Tam giác BCD có CI là đường phân giác của góc BCD
Suy ra: $\frac{ID}{IB}=\frac{CD}{BC}$ (Tính chất đường phân giác) (2)
Từ (1)(2) suy ra: $\frac{AD}{AB}=\frac{CD}{BC}$ hay AB . CD = AD . BC.
Câu 7.
a) Ta có: $\widehat{AMN}=\widehat{ABC}$ và chung góc A
Suy ra: $\triangle$AMN $\sim $ $\triangle$ABC
Do đó: $\frac{AM}{AB}=\frac{AN}{AC}$ hay $\frac{x}{x+2}=\frac{6}{6+3}$
Suy ra: 9x = 6(x + 2)
9x = 6x + 12
3x = 12
x = 4.
Vậy x = 4 (đvđd)
b) Ta có: GH // EF nên $\frac{GH}{EF}=\frac{DG}{DF=\frac{DH}{DE}$ (định lí Thalès)
Hay $\frac{z}{7,8}=\frac{y}{9}=\frac{2}{6}$
Ta có: $\frac{y}{9}=\frac{2}{6}$. Suy ra: y = 3 (đvđd)
$\frac{z}{7,8}=\frac{2}{6}$. Suy ra: z = 2,6 (đvđd)
c) Ta có: IK là đường phân giác của tam giác ILJ
Suy ra: $\frac{JK}{KL}=\frac{IJ}{IL}$ hay $\frac{t}{3}=\frac{2,4}{3,6}$
Do đó: t = 2 (đvđd)
Câu 8.
a) Ta có: $\widehat{AHB}=\widehat{ABC}=90^{\circ}$, chung góc A
Suy ra: $\triangle$HAB $\sim $ $\triangle$BAC (1)
Ta có: $\widehat{BHC}=\widehat{ABC}=90^{\circ}$, chung góc C
Suy ra: $\triangle$HBC $\sim $ $\triangle$BAC (2)
Từ (1)(2) suy ra: $\triangle$HAB $\sim $ $\triangle$HBC.
b) $\triangle$HAB $\sim $ $\triangle$HBC (câu a)
Suy ra: $\frac{HA}{HB}=\frac{HB}{HC}$ hay $\frac{4}{HB}=\frac{HB}{9}$
Do đó: $HB^{2}$ = 36 hay HB = 6 cm (1)
Chứng minh tương tự câu a ta có: $\triangle$HAD $\sim $ $\triangle$HDC
Suy ra: $\frac{HA}{HD}=\frac{HD}{HC}$ hay $\frac{4}{HD}=\frac{HD}{9}$
Do đó: $HD^{2}$ = 36 hay HD = 6 cm (2)
Từ (1), (2) suy ra: HB = HD = 6 cm.
Câu 9.
a) Ta có: $\widehat{AIH}=\widehat{AHB}=90^{\circ}$, chung góc A
Suy ra: $\triangle$AIH $\sim $ $\triangle$AHB (g.g)
Do đó: $\frac{AI}{AH}=\frac{AH}{AB}$ hay $AH^{2}$ = AB . AI
Ta có: $\widehat{AKH}=\widehat{AHC}=90^{\circ}$, chung góc A
Suy ra: $\triangle$AKH $\sim $ $\triangle$AHC (g.g)
Do đó: $\frac{AK}{AH}=\frac{AH}{AC}$ hay $AH^{2}$ = AC . AK
Vậy $AH^{2}$ = AB . AI = AC . AK.
b) Ta có: AB . AI = AC . AK (câu a)
Suy ra: $\frac{AB}{AK}=\frac{AC}{AI}$, chung góc A
Do đó: $\triangle$ABC $\sim $ $\triangle$AKI (c.g.c)
Nên $\widehat{AIK}=\widehat{ACB}$ hay $\widehat{AIK}=\widehat{ACH}$.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận