Lý thuyết trọng tâm toán 10 kết nối bài 19: Phương trình đường thẳng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 10 kết nối tri thức bài 19 Phương trình đường thẳng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG

BÀI 19. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG

1. PHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT CỦA ĐƯỜNG THẲNG

HĐ1.

HĐ1.

Tập hợp những điểm M là đường thẳng qua A và vuông góc với với giá của $\underset{n}{\rightarrow}$.

Định nghĩa: Vectơ $\underset{n}{\rightarrow}$ khác $\underset{0}{\rightarrow}$ được gọi là vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ nếu giá của nó vuông góc với ∆.

Nhận xét:

- Nếu $\underset{n}{\rightarrow}$ là vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ thì k$\underset{n}{\rightarrow}$ (k≠0) cũng là vectơ pháp tuyến của ∆.

- Đường thẳng hoàn toàn xác định nếu biết một điểm và một vectơ pháp tuyến của nó.

Ví dụ 1 (SGK – tr.31)

HĐ2.

$\underset{AM}{\rightarrow}$=(x-x$_{0}$;y-y$_{0}$)

Xét tích $\underset{n}{\rightarrow}$. $\underset{AM}{\rightarrow}$=a(x-x$_{0}$)+b(y-y$_{0}$)=0  (1)

$\underset{n}{\rightarrow} \perp \underset{AM}{\rightarrow}$ hay $\underset{AM}{\rightarrow}$ có giá trùng với đường thẳng ∆ ⇒M∈∆

Nhận xét:

Nếu đặt c=-ax$_{0}$-by$_{0}$ thì (1) còn được viết dưới dạng ax+by+c=0 và được gọi là phương trình tổng quát của ∆ khi và chỉ khi toạ độ của nó thoả mãn phương trình tổng quát của ∆.

Kết luận:

Trong mặt phẳng toạ độ, mọi đường thẳng đều có phương trình tổng quát dạng ax+by+c=0, với a và b không đồng thời bằng 0. Ngược lại, mỗi phương trình dạng ax+by+c=0, với a và b không đồng thời bằng 0, đều là phương trình của một đường thẳng, nhận $\underset{n}{\rightarrow}$(a;b) là một vectơ pháp tuyến.

Ví dụ 2 (SGK – tr.31)

Luyện tập 1:

Đường cao AH đi qua điểm A(-1;5) có một vectơ pháp tuyến là

$\underset{n_{AH}}{\rightarrow}$=$\underset{BC}{\rightarrow}$=(4;-2).

Phương trình tổng quát của AH là: 4(x+1)-2(y-5)=0

⇔4x-2y+14=0

Ví dụ 2 (SGK – tr.32)

Luyện tập 2:

Ta có: ∆:y=3x+4

⇔∆:3x-y+4=0

Một vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ là $\underset{n}{\rightarrow}$=(3;-1)

Nhận xét: Trong mặt phẳng toạ độ, cho đường thẳng ∆:ax+by+c=0

+) Nếu b=0 thì phương trình có thể đưa về dạng x=m (với m=-$\frac{c}{a}$) và ∆ vuông góc với Ox

+) Nếu b≠0 thì phương trình có thể đưa về dạng y=nx+p (với n=-$\frac{a}{b}$,  p=-$\frac{c}{b}$)

2. PHƯƠNG TRÌNH THAM SỐ CỦA ĐƯỜNG THẲNG

HĐ3.

HĐ3.

Vật thể chuyển động với vectơ vận tốc bằng $\underset{v}{\rightarrow}$ thì nó sẽ di chuyển trên đường thẳng ∆$_{2}$.

Định nghĩa: Vectơ $\underset{u}{\rightarrow}$ khác $\underset{0}{\rightarrow}$ được gọi là vectơ chỉ phương của đường thẳng ∆ nếu giá của nó song song hoặc trùng với ∆.

Nhận xét:

- Nếu $\underset{u}{\rightarrow}$ là vectơ chỉ phương của đường thẳng ∆ thì k$\underset{u}{\rightarrow}$ (k≠0) cũng là vectơ chỉ phương của ∆.

- Đường thẳng hoàn toàn xác định nếu biết một điểm và một vectơ chỉ phương của nó.

- Vectơ $\underset{n}{\rightarrow}$(a;b) vuông góc với các vectơ $\underset{u}{\rightarrow}$(-b;a) và $\underset{v}{\rightarrow}$(b;-a) nên nếu $\underset{n}{\rightarrow}$ là vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ thì $\underset{u}{\rightarrow}$,$\underset{u}{\rightarrow}$ là hai vectơ chỉ phương của đường thẳng đó và ngược lại.

Ví dụ 4 (SGK – tr.33)

Luyện tập 3:

Ta có: ∆:2x-y+1=0

Một vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ là $\underset{n}{\rightarrow}$=(2;-1)⇒ vectơ chỉ phương của đường thẳng ∆ là $\underset{u}{\rightarrow}$=(1;2)

HĐ4.

a) Vật thể chuyển động trên đường thẳng qua A(2;1) và có vectơ chỉ phương $\underset{v}{\rightarrow}$(3;4).

b) Giả sử tại thời điểm t, vật thể ở vị trí M(x;y). Khi đó $\underset{AM}{\rightarrow}$=t$\underset{v}{\rightarrow}$ tức là:

$\left\{\begin{matrix}x-2=3t & \\ y-1=4t & \end{matrix}\right.$

<=> $\left\{\begin{matrix}x=2+3t & \\ y=1+4t & \end{matrix}\right.$

Vậy M(2+3t;1+4t)

Định nghĩa: Cho đường thẳng ∆ đi qua điểm A(x$_{0}$;y$_{0}$)và có vectơ chỉ phương $\underset{u}{\rightarrow}$(a;b). Khi đó điểm M(x;y) thuộc đường thẳng ∆ khi và chỉ khi tồn tại số thực t sao cho $\underset{AM}{\rightarrow}$=t$\underset{u}{\rightarrow}$, hay $\left\{\begin{matrix}x=x_{0}+at & \\ y=y_{0}+bt & \end{matrix}\right.$     (2)

Hệ (2) được gọi là phương trình tham số của đường thẳng ∆ (t là tham số).

Ví dụ 5 (SGK – tr.33)

Luyện tập 4:

Ta có: d:3x-4y-1=0

$\underset{n_{d}}{\rightarrow}$=(2;-1)⇒$\underset{n_{d}}{\rightarrow}$=(1;2)

Vì ∆//d⇒$\underset{u_{\Delta }}{\rightarrow}$=$\underset{u_{d}}{\rightarrow}$=(1;2)

Phương trình tham số của đường thẳng ∆ đi qua M(2;-3) và có vectơ chỉ phương $\underset{u_{\Delta }}{\rightarrow}$=(1;2) là: 

$\left\{\begin{matrix}x=-1+4t & \\ y=2+3t & \end{matrix}\right.$ .

Ví dụ 6 (SGK – tr.33)

Luyện tập 5:

Ta có: A(x$_{1}$;y$_{1}$), B(x$_{2}$;y$_{2}$)

$\underset{u_{AB}}{\rightarrow}$=$\underset{AB}{\rightarrow}$=(x$_{2}$-x$_{1}$; y$_{2}$-y$_{1}$)

Phương trình tham số của đường thẳng AB:

$\left\{\begin{matrix}x=x_{1}+(x_{2}-x_{1})t & \\ y=y_{1}+(y_{2}-y_{1})t & \end{matrix}\right.$ 

Vì $\underset{u_{AB}}{\rightarrow}$=(x$_{2}$-x$_{1}$; y$_{2}$-y$_{1}$)

$\underset{n_{AB}}{\rightarrow}$=(y$_{2}$-y$_{1}$; -x$_{2}$+x$_{1}$)

Phương trình tổng quát của đường thẳng AB: 

(y$_{2}$-y$_{1}$)(x-x$_{1}$) -(x$_{2}$-x$_{1}$)(y-y$_{1}$)=0

Vận dụng:

Ta có: A(0;32), B(100;212)

Vì $\underset{u_{AB}}{\rightarrow}$=Vì $\underset{AB}{\rightarrow}$=(100; 180)

Vì $\underset{n_{AB}}{\rightarrow}$=(9;-5)

Phương trình đường thẳng AB đi qua A(0;32) và có Vì $\underset{n_{AB}}{\rightarrow}$=(9;-5) là:

9x-5y+160=0

⇔x=$\frac{5y-160}{9}$

Khi y=0℉ ta có:

x=$\frac{5.0-160}{9}$=(-$\frac{160}{9}$)℃

Khi y=100℉ ta có:

x=$\frac{5.100-160}{9}$=($\frac{340}{9}$)℃

Vậy 0℉, 100℉ tương ứng xấp xỉ -18℃, 38℃

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 10 KNTT bài 19 Phương trình đường thẳng, kiến thức trọng tâm toán 10 kết nối tri thức bài 19 Phương trình đường thẳng, Ôn tập toán 10 kết nối bài 19 Phương trình đường thẳng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác