Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối bài 19: Trải nghiệm để sáng tạo

Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 19: Trải nghiệm để sáng tạo. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

TUẦN 11 – BÀI 19. TRẢI NGHIỆM ĐỂ SÁNG TẠO

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Trải nghiệm để sáng tạo. Biết đọc diễn cảm phù hợp với những tình tiết sinh động kể về nhà văn An-đéc-xen.

  • Nhận biết được nội dung chính của văn bản Trải nghiệm để sáng tạo. Biết thêm về nhà văn An-đéc-xen và một số tác phẩm (viết cho thiếu nhi) rất nổi tiếng của ông. Biết cách giới thiệu nhân vật trong tác phẩm văn học. Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua suy nghĩ, việc làm,… của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện Trải nghiệm để sáng tạo: Để sáng tạo, cần có nhiều trải nghiệm thực tế. 

  • Biết thực hành viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách. 

  • Hiểu các loại từ điển và công dụng cụ thể của từng loại. Nắm được nghĩa của một số từ ngữ, thành ngữ (thuộc chủ đề “học tập”) qua việc tra cứu từ điển.  

II - KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. BÀI ĐỌC: TRẢI NGHIỆM ĐỂ SÁNG TẠO

Bài đọc “Trải nghiệm để sáng tạo” là câu chuyện về một cuộc đời đầy sự trải nghiệm, khám phá của An-đéc-xen và điều này đã giúp ông trở thành một người sáng tạo đầy tài năng, một nhân tài nổi tiếng của thế giới. Đồng thời, tác giả cũng nhắc nhở chúng ta cần phải trải nghiệm thật nhiều để tích lũy thêm sự hiểu biết.

2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN

1. 

- Chăm chỉ (tt): chăm (nói khái quát). Học hành chăm chỉ.

- Kiên trì (tt): không thay đổi ý định, ý chí để làm việc gì đó đến cùng, mặc dù gặp khó khăn, trở lực. Thử thách lòng kiên trì.

2.

a. Từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt giúp em tìm được những từ đồng nghĩa với từ chăm chỉ, kiên trì.

b. Em sử dụng từ điển thành ngữ và tục ngữ để tìm hiểu nghĩa của thành ngữ học một biết mười hoặc thành ngữ mắt thấy tai nghe.

3. 

- Mắt thấy tai nghe: trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy (hàm ý hoàn toàn chính xác). Ví dụ: chuyện mắt thấy tai nghe hẳn hoi.

4.

Một số từ điển mà em biết:

- Từ điển Tiếng Việt.

- Từ điển Việt – Anh

- Từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt.

- Từ điển thành ngữ và tục ngữ.

- ….

3. VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU NHÂN VẬT TRONG MỘT CUỐN SÁCH

Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc.

1. Dựa vào kết quả tìm ý trong hoạt động Viết ở Bài 18, viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong cuốn sách mà em đã đọc.

Lưu ý:

- Tập trung giới thiệu những đặc điểm nổi bật của nhân vật.

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với nhân vật, qua đó khích lệ mọi người cùng tìm đọc cuốn sách.

2. Đọc soát và chỉnh sửa.

- Bố cục đoạn văn.

- Nội dung giới thiệu.

- Cách dùng từ, viết câu.

- Dẫn chứng minh hoạ.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 KNTT bài 19: Trải nghiệm để sáng tạo, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 19: Trải nghiệm để sáng tạo, Ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 19: Trải nghiệm để sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác