Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối bài 11: Hang Sơn Đoòng - những điều kì thú
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 11: Hang Sơn Đoòng - những điều kì thú. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TUẦN 6 – BÀI 11. HANG SƠN ĐOÒNG – NHỮNG ĐIỀU KÌ THÚ
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học này, HS sẽ:
Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Hang Sơn Đoòng – Những điều kì thú. Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp, thể hiện sự say mê, ngưỡng mộ với vẻ đẹp kì vĩ của hang động. Biết cách đọc ngắt nghỉ hợp lí, tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút;
Nhận biết được các thông tin nổi bật, hiểu nội dung của đoạn và văn bản, bộc lộ được ý kiến của bản thân về những thông tin đã tiếp nhận được sau khi đọc văn bản. Nhận biết được những thông tin nổi bật về hang Sơn Đoòng, biết phân bố bố cục của văn bản, tìm được ý chính trong mỗi đoạn, hiểu được nội dung của từng đoạn, cũng như chủ đề của toàn bài đọc.
Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa; vận dụng vào làm các bài tập và các câu hỏi liên quan.
Nắm được thành thạo cấu tạo, hình thức của một bài văn tả phong cảnh.
II - KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. BÀI ĐỌC: HANG SƠN ĐOÒNG - NHỮNG ĐIỀU KÌ THÚ
Bài đọc “Hang Sơn Đoòng – những điều kì thú” đã cung cấp cho người đọc nhiều thông tin về quá trình hình thành, kích thước rộng lớn và hệ sinh thái đặc biệt, nguyên sơ của hang Sơn Đoòng. Qua đó, người đọc cũng thấy được sự hùng vĩ, rộng lớn của một địa danh nổi tiếng của Việt Nam.
2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
1.
a. lành.
b. lượt.
c. yên.
d. ước.
e. lớn.
g. nơi.
2.
- Nho nhỏ: be bé, nhỏ xíu, bé xíu,…
- Trông: nhìn, nom,…
- Mênh mông: bao la, bát ngát, rộng lớn,…
3.
- bé nhỏ/ khô cằn/ trong lành/ dịu mềm/ sức sống.
4.
Nổi tiếng với vẻ đẹp kỳ vĩ, tráng lệ, Vịnh Hạ Long là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Việt Nam. Du khách đến đây sẽ choáng ngợp trước những hòn đảo nhấp nhô, lênh đênh trên mặt nước xanh biếc, tạo nên một bức tranh phong cảnh hương sắc vô cùng tuyệt mỹ. Nơi đây còn sở hữu hệ thống hang động kỳ bí, ẩn chứa nhiều điều bí ẩn và thú vị.
3. VIẾT MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
- Khi viết mở bài gián tiếp, có thể bắt đầu như thế nào để dẫn vào phần giới thiệu phong cảnh?
+ Nhớ về một số nơi có phong cảnh đẹp em từng đến thăm hoặc được xem trên tivi, trong tranh ảnh,...
+ Nghe một bài hát hoặc đọc một bài thơ, bài văn,... có nhắc đến vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên,...
- Khi viết kết bài mở rộng, nên mở rộng theo hướng nào?
+ Nghĩ về những người thầm lặng góp sức, chung tay giữ gìn, bảo vệ vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên,...
+ Tưởng tượng về những thay đổi của cảnh vật thiên nhiên theo thời gian,...
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 KNTT bài 11: Hang Sơn Đoòng - những điều, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 11: Hang Sơn Đoòng - những điều, Ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 11: Hang Sơn Đoòng - những điều
Bình luận