Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 5: Ôn tập gữa học kì I (1)
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 5: Ôn tập gữa học kì I (1). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 5. ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (TIẾT 1+2+3)
TIẾT 1
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. HS đọc diễn cảm trôi chảy, đạt tốc độ 90 – 100 tiếng/ phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ đã học thuộc lòng trong nửa cuối học kì I.
- Đánh giá kĩ năng đọc hiểu qua bài đọc Tình bạn. Trả lời được các câu hỏi đọc hiểu và hiểu ý nghĩa của bài đọc: Vì cùng có chung những ý tưởng sáng tạo mà hai bạn nhỏ đã quen biết nhau. Tình bạn đẹp của họ càng trở nên đẹp hơn khi cả hai đều yêu quê hương, mong muốn lớn lên góp sức vào việc xây dựng, bảo vệ quê hương của mình.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
Hè năm nay, Nam về quê An chơi. Nam và An quen nhau qua cuộc thi ý tưởng trên báo Thiếu niên Tiền phong với chủ đề "Em yêu môi trường quê em". Dù một người sống ở vùng đồng rừng và một người sống ở ven biển, họ đều có ý tưởng về việc thả bèo để làm sạch nước ao hồ bị ô nhiễm.
Khi đến quê An, Nam rất thích biển và cùng An đi dọc triền cát, tìm ốc. Nam nhặt được một con ốc hoa, lắng nghe những âm thanh của biển và tình bạn. Khi Nam hỏi về ước mơ tương lai của An, An muốn trở thành cảnh sát biển để bảo vệ biển và tôm cá. Nam chia sẻ ước mơ của mình là học ngành thủy lợi để làm cho vùng đồi quê mình thêm xanh tươi. An và Nam đều vui vẻ với những ước mơ của nhau và nắm tay nhau khi nhìn ánh trăng sáng lên, biểu thị tình bạn và sự ủng hộ lẫn nhau.
TIẾT 2
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. HS đọc cảm, trôi chảy, đạt tốc độ 90 – 100 tiếng / phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ học trong nửa đầu học kì I.
- Dựa vào nhận xét và hướng dẫn của GV, HS nhận biết được ưu điểm và nhược điểm trong đoạn văn đã viết của bản thân, tự sửa được các lỗi về bố cục bài chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Biết thể hiện lại một số ý trong bài văn để có một số câu văn sinh động, gợi cảm hơn.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
Lưu ý các lỗi thường gặp khi viết bài văn tả người:
a) Lỗi về cấu tạo
– Bài viết không có đủ các phần (mở bài hoặc thân bài, kết bài).
– Sắp xếp các đoạn văn trong bài không hợp lí.
– Sắp xếp các ý trong đoạn văn không hợp lí.
b) Lỗi về nội dung
– Không tả hoặc tả sơ sài ngoại hình của người được tả.
– Không tả hoặc tả sơ sài hoạt động, tính cách của người được tả.
– Tả không đúng với thực tế.
– Không thể hiện được tình cảm đối với người được tả.
TIẾT 3
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. HS đọc diễn cảm, trôi chảy, đạt tốc độ 90 – 100 tiếng/ phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ học thuộc lòng trong nửa đầu học kì I.
- Ôn luyện về từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa. HS nhận biết các từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa trong đoạn văn, đoạn thơ. Hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa; tìm thêm được các từ đa nghĩa; xác định và đặt câu được với nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ đa nghĩa.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
B. Luyện từ và câu
1. Từ đồng nghĩa
cầu thủ, thủ thành, lạnh buốt, xộc vào
2. Các từ in đậm được dùng với nghĩa chuyển.
3. Sử dụng từ chân
- Lan bị gãy chân nên bạn ấy phải nghỉ học mấy hôm nay.
- Bố Lan là một chân bóng đá xuất sắc của đội bóng tỉnh.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CD bài 5: Ôn tập gữa học kì I, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 5: Ôn tập gữa học kì I, Ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều bài 5: Ôn tập gữa học kì I
Bình luận