Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 4: Tục ngữ về ý chí, nghị lực
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 4: Tục ngữ về ý chí, nghị lực. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 4. CÓ CHÍ THÌ NÊN
BÀI ĐỌC 3: TỤC NGỮ VỀ Ý CHÍ, NGHỊ LỰC
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với nội dung bài đọc. Tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng / phút.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Tìm từ trong từ điển nhanh hơn trước. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài đọc khuyên chúng ta phải có ý chí, nghị lực để đạt được thành công.
- Viết được bài văn tả người có cấu tạo hợp lí, thể hiện được sự quan sát và cảm nhận riêng, bước đầu sử dụng được từ ngữ gợi tả, biện pháp so sánh,... làm cho bài văn thêm sinh động.
- Nhớ nội dung, giới thiệu được tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) đã đọc phù hợp với chủ điểm ý chí và nghị lực.
- Lắng nghe bạn, biết ghi chép thắc mắc, nhận xét về lời giới thiệu và ý kiến trao đổi của bạn.
- Biết trao đổi cùng các bạn về tác phẩm được giới thiệu và cảm nhận của bản thân về câu chuyện; biết ghi chép, nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
BÀI ĐỌC
Bài đọc bao gồm 12 câu thành ngữ, tục ngữ về ý chí nghị lực. Những câu thành ngữ, tục ngữ ấy như một lời nhắc nhở chúng ta cần phải kiên trì, không ngại khó khăn, phải theo đuổi mục tiêu đến cùng.
BÀI VIẾT 3: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (VIẾT BÀI VĂN)
Lưu ý khi viết bài văn tả người:
- Viết theo dàn ý đã lập và các đoạn văn đã tập viết ở những tiết học trước nhưng có thể thay đổi, bổ sung một số ý hoặc thay đổi cách sắp xếp ý cho phù hợp hơn.
- Chú ý sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và tạo ra các hình ảnh so sánh để bài văn được sinh động.
- Bài văn cần thể hiện được tình cảm của em với người được tả.
- Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung bài văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
TRAO ĐỔI: EM ĐỌC SÁCH BÁO
- Nội dung trao đổi nếu em là người giới thiệu
+ Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong tác phẩm đó? Vi sao?
+ Tác phẩm đó khiến em thay đổi như thế nào trong suy nghĩ và hành động khi gặp tình huống không mong muốn? (Có thể nêu ví dụ về một tình huống mà em đã trải qua.)
- Nội dung trao đổi nếu em là người nghe
+ Nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong tác phẩm đó để lại cho em ấn tượng đặc biệt nhất? Vì sao?
+ Em có nhận xét gì về cách trình bày của bạn (về từ ngữ, giọng điệu, vẻ mặt, cử chỉ,...)?
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CD bài 4: Tục ngữ về ý chí, nghị, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 4: Tục ngữ về ý chí, nghị, Ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều bài 4: Tục ngữ về ý chí, nghị
Bình luận