Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 10: Ôn tập cuối học kì I (1)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 10: Ôn tập cuối học kì I (1). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 10. ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (TIẾT 1+2+3)

TIẾT 1

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. HS đọc diễn cảm trôi chảy, đạt tốc độ 90 – 100 tiếng/ phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ đã học thuộc lòng trong nửa cuối học kì I.
  • Đánh giá kĩ năng đọc hiểu qua bài đọc Em tôi. Trả lời được các câu hỏi đọc hiểu và hiểu ý nghĩa của bài đọc: Bồi dưỡng tình anh em và ý thức bảo vệ an toàn, tránh tai nạn.

II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

Nhân vật “tôi” kể về những trò nghịch ngợm của em trai mình, bé Dũng. Dũng là một cậu bé nghịch ngợm, luôn bắt chước và muốn thắng anh trai trong mọi việc. Mặc dù đôi khi gây phiền phức, nhưng người anh vẫn thấy hành động của Dũng rất đáng yêu. Hai anh em được mẹ mua cho mỗi người một con gà để nuôi. Dũng rất hào hứng chăm sóc gà của mình. Khi cho gà ăn châu chấu, gà của Dũng ăn nhanh hơn và chiếm luôn phần của gà anh. Dũng không nghe lời anh dặn về việc cho gà ăn, và trong lúc lén đi bắt châu chấu một mình, bị ngã xuống ao suýt chết đuối. May mắn Dũng được cứu kịp thời và được đưa đến trạm y tế kiểm tra. Người anh cảm thấy vừa thương vừa ân hận về sự việc, và hứa sẽ xin mẹ cho Dũng học bơi cùng mình. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh Dũng vui mừng và đầy hy vọng khi nghe lời hứa của anh trai.

TIẾT 2

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. HS đọc cảm, trôi chảy, đạt tốc độ 90 – 100 tiếng / phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ học thuộc lòng trong cuối học kì I.
  • Dựa vào nhận xét và hướng dẫn của GV, HS nhận biết được ưu điểm và nhược điểm trong đoạn văn đã viết của bản thân, tự sửa được các lỗi về bố cục bài chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
  • Ôn tập kĩ năng viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học.

II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

Đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học gồm có:

- Đoạn văn giới thiệu cần có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

- Cần nêu được những đặc điểm nổi bật của nhân vật và thể hiện được tình cảm của em với nhân vật đó.

- Viết xong, cần đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,..

TIẾT 3

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. HS đọc diễn cảm, trôi chảy, đạt tốc độ 90 – 100 tiếng/ phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ học thuộc lòng trong cuối học kì I. 
  • Ôn luyện về đại từ.

II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. Ví dụ minh hoạ đại từ:

a) Đại từ xưng hô: Tôi

b) Đại từ nghi vấn: Bao nhiêu

c) Đại từ thay thế: Đấy

2. Xếp đại từ vào nhóm phù hợp:

- Chỉ quan hệ thân thuộc: Chú, anh, ông, dì, cháu, em

- Chỉ một số chức vụ, nghề nghiệp: Cô giáo, thầy giáo, bác sĩ, giám đốc

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CD bài 10: Ôn tập cuối học kì I, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 10: Ôn tập cuối học kì I, Ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều bài 10: Ôn tập cuối học kì I

Bình luận

Giải bài tập những môn khác