Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Kết nối bài 4: Ngày xưa (Vũ Cao)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 4: Ngày xưa (Vũ Cao). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: NGÀY XƯA

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau. 

PHẦN I: TÁC GIẢ

- Vũ Cao (1922 - 2007) quê ở Nam Định.

- Thơ ông viết về đề tài kháng chiến, hình ảnh thơ trẻ trung, tươi mới, giàu cảm xúc.

PHẦN II: TÌM HIỂU VĂN BẢN

1. Tìm hiểu mục đích bà hát ru cháu bằng những câu Kiều

- Bà ru cháu bằng Truyện Kiều không phải vì nghĩ là cháu có the hiểu được lời ru, mà chỉ là để đưa cháu vào giấc ngủ.

- Ngoài việc ru cháu ngủ, đó còn là cách bà thưởng thức Truyện Kiều, đồng cảm với những điều được nói đến trong tác phẩm, và thậm chí là thông qua những câu Kiều đó để giãi bày một nét tâm trạng nào đó của mình.

2. Tìm hiểu những cách tiếp nhận “Truyện Kiều" 

- Đối với “mẹ tôi", Truyện Kiều khơi gợi niềm đồng cảm, xót thương: “Nghĩ mà thương phận cô Kiều ngày xưa". Trước lời nói của người con, tuy bà “chẳng trả lời", nhưng qua

việc hát ru, có thể thấy với bà, Truyện Kiều có thể đưa em bé vào giấc ngủ.

- Đối với “tôi", Truyện Kiều vô cùng sâu sắc, và đặc biệt là những câu thơ đã có từ xưa, có một khoảng cách rất xa so với đứa trẻ, nên trẻ con không thể hiểu được.

- Đối với em bé, qua lời ru của bà, em bé tiếp nhận một cách vô thức giai điệu của Truyện Kiều.

3. Tìm hiểu sức sống của “Truyện Kiều"

Truyện Kiều đã đi vào đời sống của người dân Việt Nam thông qua nhiều hoạt động phong phú, trong đó có việc hát ru. Truyện Kiều qua lời ru đã tác động đến thế giới tâm hồn của trẻ thơ. Việc trở thành những câu hát ru khiến Truyện Kiều có một đời sống khác so với những tác phẩm văn học thông thường, nó vừa mang lại cho trẻ những giai điệu êm đềm, vừa giúp trẻ thẩm thấu dược ngôn từ một cách tự nhiên. Đặc biệt, người bà ru cháu bằng Truyện Kiếu với tất cả nỗi niềm yêu thương, đồng cảm với thân phận của nàng Kiều cho thấy tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống tinh thần của bà - một người có nhiều trải nghiệm về cuộc sống. Việc Truyện Kiều được tiếp nhận từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ mẹ sang con, từ con đến châu chứng tỏ sức sống của tác phẩm sẽ trường tồn theo thời gian.

4. Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

- Thể thơ lục bát.

- Cách tổ chức của bài thơlà sự đan xen những câu “kể", “dẫn dắt” của người con và những câu Kiều được trích dẫn nguyên vẹn.

5. Tìm hiểu tính chất kết nối chủ đề của văn bản

- Văn bản 1, văn bản 2 là hai văn bản nghị luận giúp người đọc hiểu được con đường, cách thức khám phá vẻ đẹp văn chương của nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

- Văn bản 3 là một bài thơ kết nối về chủ đề cho thấy một tác phẩm văn chương có thể được tiếp nhận khác nhau bởi những đối tượng có hiểu biết, vốn sống, trải nghiệm khác nhau.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 KNTT bài 4: Ngày xưa (Vũ Cao), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 4: Ngày xưa (Vũ Cao), Ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 4: Ngày xưa (Vũ Cao)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác