Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Kết nối bài 1: Sơn Tinh - Thủy Tinh (trích, Nguyễn Nhược Pháp)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 1: Sơn Tinh - Thủy Tinh (trích, Nguyễn Nhược Pháp). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: SƠN TINH, THỦY TINH

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học. 

PHẤN I: TÌM HIỂU TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả Nguyễn Nhược Pháp

.- Tác giả Nguyễn Nhược Pháp (1914 - 1938) quê ở Hà Nội. Sáng tác của ông thuộc nhiều thể loại, nổi bật nhất là thơ.

2. Tác phẩm

- Sơn Tinh - Thủy Tinh được đánh giá là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Nguyễn Nhược Pháp.

PHẦN 2: TÌM HIỂU VĂN BẢN

1.Tìm hiểu sự sáng tạo của nhà thơ từ truyện truyền thuyết thuyết “Sơn Tinh - Thủy Tinh”

- Giống nhau: Nhân vật và đặc điểm của các nhân vật (vua Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuy Tinh), các sự kiện chính (Vua Hùng kén rể, Sơn Tinh lấy được Mị Nương, Thuỷ Tinh giao tranh với Sơn Tinh hòng cướp lại Mị Nương) trong bài thơ được kể như trong truyền thuyết.

- Khác nhau:

+ Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh kể bằng hình thức văn xuôi; tác phẩm của Nguyễn Nhược Pháp thuộc thể loại thơ, kể chuyện bằng thơ.

+ Bài thơ thể hiện phong cách riêng của nhà thơ.

2. Tìm hiểu phần (I): Chân dung các nhân vật

- Mị Nương: xinh như tiên trên trần, tóc xanh, viền má hây hây đỏ, miệng hé thắm như san hô, tay trắng nõn, hai chân nhỏ, bao người mê, ...

- Vua Hùng: nhìn con yêu quá, âu yếm nhìn con yêu, nghĩ lâu hơn bàn việc nước,...

- Sơn Tinh: lòng tơ vương, một mắt ở trán, phi bạch hổ trên cạn, cười “xin nàng đừng lo", vung tay niệm chú, ...

- Thuỷ Tinh: râu ria quăn xanh rì, bắt quyết, hô mây to nước cả, ...

=> Cách khắc hoạ nhân vật của Nguyễn Nhược Pháp rất thú vị: nhân vật hiện ra sinh động, gần gũi trong hành động, lời nói, suy nghĩ, tâm trạng. Nhân vật được miêu tả theo hướng hiện đại hoá, ai cũng đáng yêu, dễ mến.

3. Tìm hiểu phần (III): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh

- Thuỷ Tinh: cưỡi lưng rồng hung hăng; cá voi quác mồm to muốn đớp, cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng, ...

- Sơn Tinh: tức khắc niệm chú, đất nẩy vù lên cao; đưa tay vẫy hùm, voi, báo; các con vật đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt; đạp long đất núi, gầm, xông xáo; cuộc chiến khiến cho máu vọt phì reo muôn ngấn hồng; quang cảnh xung quanh thì mây đen hăm hở bay mù mịt; sấm ran, sét động nổ loè xanh ...

=> Cuộc giao tranh dữ dội được khắc hoạ rất sinh động.

=> Nghệ thuật: sử dụng các yếu tố kì ảo với trí tưởng tượng bay bổng, phong phú, sáng tạo; biện pháp liệt kê, nhân hoá, từ ngữ biểu cảm, ...

4. Cảm xúc, thái độ của nhà thơ

Nhà thơ thể hiện cái nhìn âu yếm, dí dỏm đối với các nhân vật: nhân vật nào cũng đáng yêu; vì yêu nên mới ghen tuông, giận dữ (Cũng bởi thần yêu nên khác thường).

Điều này tạo nên sự tươi mới, trẻ trung, thú vị của bài thơ.

PHẦN III. TỔNG KẾT

Chuyện người con gái Nam Xương và Dế chọi là truyện truyền kì sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo với những câu chuyện li kì. Sơn Tinh - Thủy Tinh là bài thơ kể lại một truyền thuyết với các yếu tố kì ảo được nhà thơ tưởng tượng, sáng tạo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 KNTT bài 1: Sơn Tinh - Thủy Tinh (trích,, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 1: Sơn Tinh - Thủy Tinh (trích,, Ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 1: Sơn Tinh - Thủy Tinh (trích,

Bình luận

Giải bài tập những môn khác