Lý thuyết trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều bài 8: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều bài 8 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8. VIẾT 

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CỦA ĐỜI SỐNG

I. THẾ NÀO LÀ VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CỦA ĐỜI SỐNG?

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống là trình bày ý kiến của người viết về một vấn đề. Vấn đề của đời sống có thể là một hiện tượng cụ thể có thật, có thể là một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của một nhận định, một ý kiến về tư tưởng, tình cảm hay quan niệm về lối sống, cách ứng xử, … Đề văn về tư tưởng, đạo lí thường nhân một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao, … nào đó để nên lên yêu cầu

II. LƯU Ý ĐỐI VỚI BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

- Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí được nêu trong đề

- Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và giải thích vì sao

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi, suy luận, so sánh)

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết

III. THỰC HÀNH 

Đề bài: “Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”

a. Chuẩn bị

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Mở bài: 

Giới thiệu vấn đề: Có rất nhiều người anh hùng sẽ sống mãi với nbững hành động và lời nói bất hủ. Một trong những con người ấy là danh tướng Trần bình Trọng. Câu nói của ông: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đẩt Bắc” đến nay vẫn còn gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ

- Thân bài: Phát triển các ý làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài:

Giải thích câu nói:

+ Câu nói “Ta thà làm ma nước Nam  chứ không thèm làm vương đất Bắc” có ý nghĩa gì?

+ Tại sao “thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?

Chứng minh tính đúng đắn của câu nói:

+ Các bằng chứng từ cuộc sống và lịch sử

+ Các bằng chứng từ thơ văn, nghệ thuật

Bình luận câu nói:

+ Khẳng định ý nghĩa và giá trị của câu nói

+ Phê phán tư tưởng, đạo lí sống ngược lại

- Kết bài: Tổng hợp lại các ý đã nêu:

+ Câu nói thể hiện khí phách và tinh thần gì của danh tướng nhà Trần?

+ Nêu bài học cho thế hệ trẻ ngày nay

c. Viết bài


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 CD bài 8 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều bài 8 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, Ôn tập ngữ văn 8 cánh diều bài 8 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Bình luận

Giải bài tập những môn khác