Lý thuyết trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều bài 10: Thực hành tiếng Việt

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều bài 10 Thực hành tiếng Việt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 10. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 

CÂU HỎI, CÂU KHIẾN, CÂU CẢM, CÂU KỂ

I. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

- Câu hỏi là câu dùng để hỏi thông tin. Vể hình thức, câu hỏi thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, đâu, bao giờ, mấy, bao nhiêu, à, ư, …hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Khi viết, câu hỏi thường được kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Trong một số trường hợp, câu có hình thức của câu hỏi không được dùng để hỏi mà được dùng để cầu khiến, cảm thán hay khẳng định, phủ định. 

Ví dụ, câu “San chả làm nội trợ mãi rồi đấy ư?” (Nam Cao) không được dùng để hỏi mà được dùng để khẳng định

- Câu khiến là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ngăn cấm. 

Ví dụ “Đừng có đi đâu đấy” (Kim Lân), “Con nín đi” (Nguyên Hồng). Khi viết, câu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm (nếu ý cầu khiến không được nhấn mạnh)

- Câu cảm là câu dùng để biểu lộ trực tiếp cảm xúc của người nói. Câu cảm thường có các từ ngữ cảm thán như: a, ôi, than ôi, hỡi ôi, trời ơi, chao ôi, … Khi viết, câu cảm thường kết thúc bằng dấu chấm than. 

Ví dụ: “Lo thay! Nguy thay! (Khúc đê này hỏng mất)” (Phạm Duy Tốn)

- Câu kể là câu dùng để trình bày (trần thuật, miêu tả, nhận định, …) về sự vật, sự việc. Câu kể không có đặc điểm hình thức của câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Khi viết, câu kể thường được kết thúc bằng dấu chấm hoặc đôi khi bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng. Trong một số trường hợp, câu có đặc điểm hình thức của câu kể không được dùng để kể mà chủ yếu để cầu khiến. 

Ví dụ, câu “Trời sắp mưa đấy!”  được dùng để nhắc nhở, yêu cầu (cất quần áo hoặc các thứ phơi bên ngoài vào nhà)

II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1:

a. Câu khiến - Câu dùng để đề nghị.

b. Câu kể - Câu kể lại hành động của lão Hạc.

c. Câu kể - Câu là lời trình bày của ông giáo thuật về suy nghĩ trong mình.

d. Câu cảm - Câu có thán từ "Hỡi ơi".

e. Câu hỏi -  Câu dùng để hỏi thông tin.

g. Câu cảm - Câu có thán từ "Chao ôi".

Bài tập 2:

a. Câu hỏi - Câu dùng để hỏi thông tin.

b. Câu được dùng để biểu thị ý phủ định - Câu dùng để bác bỏ ý kiến của người khác.

c. Câu hỏi - Câu dùng để hỏi thông tin.

d. Câu được dùng để biểu thị ý phủ định - Câu dùng để bác bỏ ý kiến của người khác.

Bài tập 3:

a - 5     b - 4     c - 2     d - 3     e - 1

Bài tập 4:

a. làng Mỹ Lý.

Dấu hiệu hình thức: Đặt giữa hai dấu gạch ngang.

Tác dụng: Giải thích không gian muốn nói đến.

b. con đường, bến sông, bánh xe đạp đều đặn quay tròn,...

Dấu hiệu hình thức: Đặt sau dấu hai chấm.

Tác dụng: giải thích những hình ảnh nào là mang ý nghĩa ẩn dụ.

c. quê hương của đạo diễn Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt.

Dấu hiệu hình thức: Đặt sau dấu phẩy.

Tác dụng: giải thích hình ảnh vùng quê trong bộ phim là hình ảnh quê hương đạo diễn.

d. Father and Daughter

Dấu hiệu hình thức: Đặt trong hai dấu ngoặc đơn.

Tác dụng: giải thích tên tiếng Anh của bộ phim. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 CD bài 10 Thực hành tiếng Việt, kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều bài 10 Thực hành tiếng Việt, Ôn tập ngữ văn 8 cánh diều bài 10 Thực hành tiếng Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác