Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Chân trời bài 4: Thực hành tiếng Việt

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành tiếng Việt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ THÂN MẬT

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- HS nhận biết được khái niệm, đặc điểm và tác dụng của ngôn ngữ thân mật.

- HS hiểu và sử dụng ngôn ngữ thân mật phù hợp với từng ngữ cảnh.

B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. THẾ NÀO LÀ NGÔN NGỮ THÂN MẬT

- Khái niệm: Ngôn ngữ thân mật là kiểu ngôn ngữ thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày như trò chuyện hoặc viết tin nhắn, viết thư cho bạn bè, người thân hoặc viết nhật kí cá nhân.

- Đặc điểm: 

+ Thường được sử dụng với những từ có sắc thái gần gũi, dân dã phù hợp với mối quan hệ giữa các đối tượng giao tiếp.

+ Kiểu câu trong ngôn ngữ thân mật cũng đa dạng, bao gồm cả câu đặc biệt và câu rút gọn.

2. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài 1:

Ngôn ngữ trang trọng

Ngôn ngữ thân mật

  • Là ngôn ngữ thể hiện thái độ nghiêm túc, mang tính chất lễ nghi, chủ yếu được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức

  • Xuất hiện ở cả dạng viết (bài tập, tiểu luận, giáo trình, hợp đồng, báo cáo….) và dạng nói (bài diễn thuyết, bài giảng, ý kiến trong hội thảo, lời nói với những người có tuổi tác vị trí cao hơn…)

  • Thường sử dụng từ ngữ có sắc thái nghiêm trang, tôn kính, tao nhã… không dùng tiếng lóng, khẩu ngữ.

  • Thường sử dụng câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng.

  • Là ngôn ngữ gần gũi, tự nhiên, thoải mái được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức.

  • Xuất hiện ở cả dạng nói (đối thoại hằng ngày) và dạng viết (thư, tin nhắn gửi người thân bạn bè, nhật kí…)

  • Thường sử dụng từ ngữ tiếng lóng, khẩu ngữ, từ địa phương, trợ từ, thán từ.

  • Thường sử dụng câu đơn giản, câu rút gọn, câu chứa các thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần gọi đáp.

Bài 2:

a.

Ngôn ngữ trong ngữ liệu này tự nhiên và gần gũi, thoải mái được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức (xuất hiện ở dạng viết – nhật kí); thể hiện thái độ, tình cảm thân mật… loại ngôn ngữ này có đặc điểm:

+ Sử dụng khẩu ngữ (cơ, nhé, mà…), từ ngữ địa phương, trợ từ (nhé, cơ), thán từ (ừ…).

+ Sử dụng câu rút gọn (đi nhé! Đi nhé!), câu chứa thành phần gọi đáp (ừ, chết làm sao được cơ chứ, đùa một chút cho vui…)

b.

Trong ngữ liệu này ngôn ngữ thân mật xuất hiện dưới dạng một cuộc đối thoại. Loại ngôn ngữ này có đặc điểm:

+ Sử dụng khẩu ngữ (chả, chứ gì…) từ ngữ địa phương (giẫy nảy), trợ từ (ạ, đấy…)

+ Sủ dụng câu có cấu trúc đơn giản, câu rút gọn (“tốt vào hạng nhất rồi đấy mẹ ạ.”, “phải, hạng nhất đấy!”…) câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc (Cha mẹ ơi!).

Bài 3: 

VB sử dụng cả ngôn ngữ thân mật và ngôn ngữ trang trọng. Ngôn ngữ thân mật thể hiện rơ chỗ đây là lá thư của một người cha gửi cho người con của mình với tình cảm thân thiết, gần gũi… Do vậy, VB sử dụng những câu có thành phần gọi đáp; câu có cấu trúc  đơn giản. Tuy nhiên, VB bàn đến những vấn đề nhiều người quan tâm: nhân tính, nhân cách, giữ gìn và bảo vệ nhân cách… bằng ngôn ngữ nghiêm trang, khách quan. Tác giả không dùng tiếng lóng, khẩu ngữ và sử dụng câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng. Nói cách khác, thông qua lá thư gửi cho con trai, tác giả bàn luận về những vấn đề được nhiều người quan tâm với lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, với bố cục chặt chẽ và ngôn ngữ trang trọng.

Bài 4: 

Không sử dụng ngôn ngữ thân mật khi đi thi vấn đáp, trả lời phỏng vấn xin học bổng du học, dẫn chương trình trong một buổi tọa đàm vì đây là các hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức, cần sử dụng ngôn ngữ trang trọng.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CTST bài 4: Thực hành tiếng Việt, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành tiếng Việt, Ôn tập Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành tiếng Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác