Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối bài 30: Tinh bột và cellulose

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 30: Tinh bột và cellulose. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 30. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

- Nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý của tinh bột và cellulose.

- Trình bày được tính chất hóa học của tinh bột và cellulose: phản ứng thủy phân; hồ tinh bột có phản ứng màu với iodine. Viết được các phương trình hóa học của phản ứng thủy phân dưới dạng công thức phân tử.

- Trình bày được ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời sống và sản xuất, sự tạo thành tinh bột, cellulose và vai trò của chúng trong cây xanh.

- Nêu được tầm quan trọng của sự tạo thành tinh bột, cellulose trong cây xanh.

- Nhận biết được các loại lương thực, thực phẩm giàu tinh bột và biết cách sử dụng hợp lí tinh bột.

B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

I. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

So sánh

Tinh bột

Cellulose

Công thức phân tử

(C6H10O5)n

(C6H10O5)m

Tính chất vật lí

- Chất rắn, dạng bột, màu trắng.

- Không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng (hồ tinh bột).

- Chất rắn, dạng sợi, màu trắng.

- Không tan trong nước và dung môi hữu cơ thông thường.

Dạng tồn tại trong tự nhiên

- Tập trung nhiều ở hạt, củ, quả.

- Ví dụ: gạo, ngô, khoai, sắn,…

- Tập trung nhiều ở thân và vỏ cây.

- Ví dụ: cây thân gỗ, quả bông, tre, nứa, vỏ cây đay, gai,…

Vai trò

- Dự trữ năng lượng.

- Xây dựng thành tế bào thực vật, giúp duy trì độ cứng, hình dáng của cây.

- Sự hình thành tinh bột và cellulose ở thực vật: Phản ứng quang hợp chuyển hóa carbon dioxide và nước thành glucose, giải phóng oxygen. Một phần glucose được biến đổi thành tinh bột và cellulose.

II. Tính chất hóa học

- Thủy phân tinh bột và cellulose trong môi trường acid hoặc dưới tác dụng của enzyme tạo thành glucose:

(C6H10O5)n + nH2O A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC- Nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý của tinh bột và cellulose.- Trình bày được tính chất hóa học của tinh bột và cellulose: phản ứng thủy phân; hồ tinh bột có phản ứng màu với iodine. Viết được các phương trình hóa học của phản ứng thủy phân dưới dạng công thức phân tử.- Trình bày được ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời sống và sản xuất, sự tạo thành tinh bột, cellulose và vai trò của chúng trong cây xanh.- Nêu được tầm quan trọng của sự tạo thành tinh bột, cellulose trong cây xanh.- Nhận biết được các loại lương thực, thực phẩm giàu tinh bột và biết cách sử dụng hợp lí tinh bột.B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC nC6H12O6 

- Lưu ý: 

+ Enzyme thủy phân tinh bột khác enzyme thủy phân cellulose.

+ Cơ thể người chỉ có enzyme thủy phân tinh bột (ở tuyến nước bọt và ruột non).

- Vai trò của phản ứng thủy phân tinh bột: tạo nhiều năng lượng cho cơ thể hoạt động.

- Tinh bột phản ứng với iodine tạo hợp chất có màu xanh tím.

III. Ứng dụng

- Tinh bột: 

+ Một trong những nguồn dinh dưỡng chính của con người (có nhiều trong gạo, bột mì, bột ngô,…).

+ Sản xuất hồ dán, làm nguyên liệu sản xuất ethylic alcohol và một số hóa chất khác.

- Cellulose: 

+ Sản xuất giấy và tơ sợi.

+ Cellulose dưới dạng gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp là vật liệu thông dụng.

+ Là nguyên liệu tổng hợp nhiều hóa chất như ethylic alcohol,…


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 9 KNTT bài 30: Tinh bột và cellulose, kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 30: Tinh bột và cellulose, Ôn tập Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 30: Tinh bột và cellulose

Bình luận

Giải bài tập những môn khác